Nội dung liên quan Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước, Phường Lào Cai
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Nông dân xuất sắc Việt Nam đến từ Lào Cai đề nghị kéo dài thời gian thu hồi vốn vay sản xuất kinh doanh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:47:17 04/10/2024
theo đường link
https://danviet.vn/mot-nong-dan-lao-cai-nuoi-ca-chep-to-bu-day-dac-trong-ao-de-xuat-voi-ngan-hang-cho-vay-dieu-nay-20241001213336289.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mùa Xuân Được bình chọn là một trong 63 nông dân xuất sắc Việt Nam 2024, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai mong muốn được kéo dài thời gian khi tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất cụ thể hơn. Bình luận Clip: Anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai chia sẻ những khó khăn trong sản xuất. Anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cho biết: Khai thác tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai, sau gần 10 năm ương cá trắm bột giống cung cấp cho người dân nuôi, anh Hợp chuyển sang nuôi ương giống cá chép lai và nuôi cá chép lai thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, ao ương giống cá chép lai của gia đình tôi có diện tích gần 2 ha, trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 100 nghìn con cá chép giống. Từ bán cá giống, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu về từ 200 – 500 triệu đồng, tuỳ thuộc từng thời điểm và nhu cầu thị trường. Mô hình nuôi cá thương phẩm của anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Mùa Xuân. Ngoài nuôi ương cá chép lai giống để bán cho người dân, cung cấp ra thị trường, anh Hợp còn nuôi cá chép lai, cá trắm, cá rô phi thương phẩm, với diện tích mặt ao 2 ha, nuôi theo hình thức thâm canh gối vụ. Đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như máy cho cá ăn tự động, máy quạt nước cho cá... Với hình thức nuôi này, anh Hợp nuôi khoảng 8 tháng, cá đạt trọng từ 1,5 – 2kg thì xuất bán ra thị trường, với 2 vụ/ năm, thu về khoảng 100 tấn cá thương phẩm, với giá bán dao động từ 37 – 50 nghìn đồng/kg, thu về 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cùng với xu thế của thị trường ngày càng tăng, yêu cầu chất lượng cá phải cao hơn, năm 2021, anh Hợp bắt đầu nuôi thử nghiệm cá chép lai giòn. Đây là mô hình mới và đang có nhiều khách hàng ưa chuộng loại cá này. Hiện nay, anh Hợp đang thả khoảng 10 tấn cá giống chép giòn để nuôi trong ao, đây là loại cá có giá trị kinh tế cao. Riêng năm 2023, gia đình tôi bán được 5 tấn cá chép giòn, với giá 130 nghìn đồng/kg, thu về hơn 600 triệu đồng. Nhờ nuôi cá giống, cá thương anh Hợp đã vươn lên làm giàu trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ảnh: Mùa Xuân. Anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), chia sẻ: Trong quá trình sản xuất hiện nay, nông nghiệp, nông thôn còn một số bất cập và nhiều vấn đề như quy hoạch vùng chăn nuôi, phân loại sản phẩm, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nông dân làm theo phong trào, thấy sản phẩm nào có lợi thì tập trung vào làm. Thế nhưng đến khi làm ra nhiều sản phẩm thì không tiêu thụ được và không có chỗ tiêu thụ dẫn đến nhiều nông sản, vật nuôi... do người dân sản xuất ra khó có đầu ra, chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp kém hiệu quả cần được chuyển đổi sang chăn nuôi, trồng cây khác có giá trị kinh tế cao; nhiều tuyến đường nội đồng chưa được đầu tư kiên cố hoá, hệ thống điện 0,4KV chưa được hỗ trợ kéo vào khu sản xuất cho người nông dân... Người nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước do vướng nhiều thủ tục hành chính, khó gặp được các cấp có thẩm quyền để trao đổi các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: Mùa Xuân. Từ những vấn đề đó, anh Nguyễn Văn Hợp đề xuất kiến nghị đến Chính phủ, các Bộ, ngành của Trung ương và địa phương cần có quy hoạch, hình thành vùng sản xuất đối với từng loại sản phẩm cụ thể mang tính đặc trưng riêng của địa phương. Cần có sự kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương để tiêu thụ, chế biến các loại sản phẩm sau thu hoạch như cá, quế... Anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai mong muốn có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất bền vững. Ảnh: Mùa Xuân. Theo anh Hợp, điều anh mong muốn nhất là cần có sự điều chỉnh về thời gian cho thuê đất dài hạn hơn, bởi hiện nay chỉ được thuê từ 1-3 năm. Do đó, nếu điều chỉnh được hạn mức kéo dài 10-20 năm đối với đất 5% của Nhà nước thì sẽ giúp bà con yên tâm đầu tư sản xuất. Về vốn ưu đãi, hiện nay người nông dân đều được nắm bắt và tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của nhà nước. Tuy nhiên, thủ tục hành chính còn bất cập, cần giảm bớt thủ tục hành chính khi tiếp cận vốn. Cùng với đó, thời gian hồi vốn cả lãi lẫn gốc chỉ trong vòng 1 năm đã phải nộp xong cho các ngân hàng. Với sự đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, việc mới đầu tư khi chưa có lãi đã phải thu hồi vốn sớm khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn để xoay sở. Do vậy, cần tăng thời gian thu hồi vốn từ 2-5 năm trở lên.