Nội dung liên quan Phường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Nữ bệnh nhân 23 tuổi ung thư thận giai đoạn cuối phục hồi khỏe mạnh nhờ pháp đồ điều trị của Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:32:52 08/10/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/nu-benh-nhan-23-tuoi-ung-thu-than-giai-doan-cuoi-phuc-hoi-khoe-manh-nho-phap-do-dieu-tri-cua-benh-vien-bach-mai-post392515.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân, Ung bướu và Khoa thận – tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện thành công ca phẫu thuật khối u lớn hiếm gặp cho nữ bệnh nhân N.M.N 23 tuổi (Hà Nội) mắc ung thư thận giai đoạn cuối. Ung thư thận giai đoạn cuối là loại bệnh hiếm gặp, giống như nam giới mắc ung thư vú và đa số bệnh nhân không đáp ứng thuốc theo phương pháp hóa trị và xạ trị, mà chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc triệt căn khối u, sau đó điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Khối u to hiếm gặp Gia đình bệnh nhân cho biết: “Cháu N.M.N vào viện trong tình trạng đau bụng và nôn có dịch vàng tại Khoa cấp cứu A9, sau đó cháu được chỉ định siêu âm ổ bụng, chụp CT cắt lớp vi tính và các xét nghiệm khác. Kết quả chụp cho thấy, cháu có khối u có kích thước 16cm x 11cm x 8cm (to hơn nắm tay người lớn) đang chèn ép niệu quản bên phải, khối u quá to là trường hợp hiếm gặp trong các ca bệnh về thận - tiết niệu. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai để thăm khám và điều trị tiếp”. Sau khi được thăm khám thường xuyên và tận tình của các bác sĩ, điều dưỡng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh nhân đã được Hội chẩn toàn Bệnh viện và chuyển sang Khoa phẫu thuật tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai để mổ. Ca phẫu thuật của bệnh nhân kéo dài 4 tiếng đầy căng thẳng, bác sĩ, TS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa phẫu thuật tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Khối u to chèn ép tĩnh mạch chủ, tạo huyết khối trong tĩnh mạch. Ca phẫu thuật dự kiến nhiều thách thức với các mục tiêu: cắt thận phải cùng khối u an toàn, nạo vét hạch sạch sẽ, mở tĩnh mạch chủ để lấy trọn huyết khối nhanh gọn không trôi vào bên trong tim, mạch máu ở phổi dẫn đến suy hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh”. Đặt mục tiêu như vậy, các bác sĩ phẫu thuật phải cắt bỏ toàn bộ thận phải và khối u an toàn, tạo hình tĩnh mạch chủ. Đây là một trong số ít ca bệnh cắt thận do ung thư đồng thời mở tĩnh mạch chủ, kẹp tĩnh mạch chủ gần tim, nguy cơ giảm máu về tim, làm cung lượng tim giảm, gây suy tuần hoàn, sốc mất máu và có thể tử vong nếu không kiểm soát tốt các mạch máu nguy cơ chảy máu khối lượng lớn xảy ra. Quá trình phẫu thuật phải gây mê hồi sức với thời gian lâu và dễ có biến chứng do nhiều mạch máu có thể tác động lan tỏa đển phổi hoặc tim, gây nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Với các trang thiết bị y tế hiện đại, các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ mạch máu, nội tiêu hóa và cả ê kip phẫu thuật đã thành công với ca bệnh khó và hiếm gặp, được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào thận, có 2/10 hạch bạch huyết dương tính và di căn khu trú, xâm nhập mỡ quanh thận và xâm nhập mạch. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thực hiện ca phẫu thuật Bệnh nhân khỏe mạnh trở lại làm việc bình thường Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ, khối u quá to ngoài sức tưởng tượng, trong khi bệnh nhân lại bị dị ứng với 3 loại kháng sinh gồm Poltraxon, Metronidazol, Ciprobay. Tuy nhiên, với sự phối hợp của các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa sâu, tinh thần tích cực chuyên nghiệp của các bộ phận hỗ trợ cùng với sự tin tưởng, hợp tác, quyết tâm của người bệnh và người nhà bệnh nhân ca phẫu thuật đã thành công. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu mô bệnh học sinh thiết theo nhận xét của PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, hình ảnh mô bệnh học và hoá mô miễn dịch phù hợp với ung thư biểu mô tế bào thận đúng như chẩn đoán ban đầu. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch theo chu kỳ 21 ngày/đợt. Sau gần 4 tháng điều trị, kể từ khi phẫu thuật triệt căn khối u to tại thận phải, bệnh nhân nữ N.M.N 23 tuổi (Hà Nội) đã đáp ứng khá tốt với phác đồ điều trị của các bác sĩ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, không có tác dụng phụ nào của thuốc, hoàn toàn khỏe mạnh, dung nạp thuốc tốt và trở lại công việc hàng ngày. Gia đình bệnh nhân vui mừng chia sẻ: “Trước khi mổ chúng tôi cũng rất lo lắng vì cháu còn trẻ, khối u to, bác sĩ Phương và bác sĩ Tuấn giải thích đã có sự xâm lấn ra các tổ chức xung quanh, huyết khối tĩnh mạch, nguy cơ rủi ro cao, cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: thận tiết niệu, phẫu thuật mạch máu…thật mừng là ca mổ đã thành công tốt đẹp”. Anh N.M.T (54 tuối) là bố đẻ của bệnh nhân bày tỏ: “Gia đình vô cùng cảm động và biết ơn các bác sĩ, nhân viên y tế Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, đã tận tình cứu chữa, thăm khám và điều trị chu đáo với tinh thần thái độ cởi mở, chan hòa, chia sẻ với người bệnh”. Được biết, ung thư thận là một bệnh khi khối u ác tính xuất hiện và phát triển từ tổ chức biểu mô tế bào thận. Ung thư thận được chia thành 4 loại, trong đó ung thư biểu mô tế bào thận chiếm khoảng 80-85%, bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư, nhưng do khâu tầm soát ung thư chưa được chú trọng nên phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, khi đó bệnh đã xuất hiện theo hướng tiến triển, di căn và điều trị chủ yếu là liệu pháp toàn thân hoặc chăm sóc giảm nhẹ. Do vậy, người dân nên chú trọng chăm sóc sức khỏe định kỳ, xét nghiệm chẩn đoán ung thư, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện đời sống cho người bệnh. Mạnh Tân