Nội dung liên quan Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, Tin Trong Nước
Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam,
Nữ nông dân huyện đảo Lý Sơn "làm không công" vì hành tím rớt giá
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:54:18 04/10/2024
theo đường link
https://phunuvietnam.vn/nu-nong-dan-huyen-dao-ly-son-lam-khong-cong-vi-hanh-tim-rot-gia-20241003163239213.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
PV Những nữ nông dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thu hoạch hành tím Hành tím Lý Sơn là mặt hàng đặc sản nức tiếng của tỉnh Quảng Ngãi. Những vụ hành tím vừa qua, người nông dân huyện đảo kém vui vì giá hành xuống thấp, thu không bủ đù chi. Do đặc điểm thổ nhưỡng của huyện đảo Lý Sơn có nét đặc trưng riêng biệt, hình thành do hoạt động của núi lửa, sự bồi đắp đất cát từ biển, cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo cho hành tím Lý Sơn mang một hương vị đặc trưng riêng mà không hành tím nơi nào có được. Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích trồng hành, tỏi khoảng 200ha. Nghề trồng hành tím Lý Sơn được truyền qua nhiều thế hệ người nông dân trên đảo. Mỗi năm, người nông dân đảo Lý Sơn canh tác khoảng 2 - 4 vụ hành tím tùy vào điều kiện thời tiết. Thời gian trồng hành vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 - đây là thời điểm mùa khô, nắng trên đảo, phù hợp để trồng hành tím. Mỗi vụ hành kéo dài khoảng 40 - 50 ngày, khi những lá hành xanh đổi sang màu vàng, người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch. Những mảnh vườn trồng hành, tỏi trên huyện đảo Lý Sơn Hành tím Lý Sơn có kích thước bé nhưng thân chắc, màu tím đặc trưng và mùi thơm rất đặc biệt. Khi ăn có thể cảm nhận được độ giòn, vị thơm ngọt, không hăng, không cay như hành tím ở những vùng miền khác. Được biết, người dân ở đảo Lý Sơn trồng hành tím vụ Thu Đông năm nay với tổng diện tích 200ha. Chi phí cho mỗi sào tốn khoảng 15 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Nuôi, thôn Đông An Vĩnh (huyện Lý Sơn), cho biết: Nguồn thu nhập của cả gia đình chị trông chờ vào 3 sào đất trồng hành, tỏi. Ngoài ra, không có thêm nghề phụ gì. Những ngày này, trên huyện đảo nắng gắt như đổ lửa, nên mọi người phải ra đồng từ 5 giờ đến 9 giờ sáng. Chị Nguyễn Thị Nuôi cho biết: Mỗi vụ hành kéo dài khoảng 40 - 50 ngày, khi những lá hành xanh đổi sang màu vàng, người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch. Giá hành tím tụt dốc từ 50 ngàn xuống chỉ còn 10 -15 ngàn đồng/kg, thu không đủ chi cho người trồng hành trên huyện đảo Lý Sơn Mùa hành vừa qua, người dân trên huyện đảo bị thất thu khi giá hành bất ngờ tụt dốc. Chị Nguyễn Thị Nuôi cho biết, những mùa trước, cả huyện phấn khởi vì giá hành bán được 50 - 60 ngàn đồng/kg, nhưng đến mùa này, hành tụt dốc chỉ còn 10 đến 15 ngàn đồng/kg. Người dân huyện đảo Lý Sơn đưa mặt hàng hành tím "made in Lý Sơn" lên sàn thương mại điện tử để mở rộng đầu ra cho sản phẩm. Theo chị Nuôi, năm nay thời tiết không thuận, mưa lớn, ngập úng khiến hành phát triển kém hơn các vụ trước. Củ hành nhỏ hơn, trông không bắt mắt bằng các loại hành ở nơi khác. Tiền thu từ vụ hành này không đủ chi phí cho phân bón và mua nước ngọt tưới ruộng. Người nông dân cũng không có tiền công. Chị Nguyễn Thị Nhi, ở thôn Tây An Vĩnh, cho biết: Để cây hành phát triển, gia đình chị phải mua nước ngọt để tưới, với mỗi tiếng tưới nước mất tới 120 ngàn đồng. Tùy độ xa gần của mảnh vườn thì giá nước ngọt để tưới dao động từ 100 đến 150 ngàn đồng/giờ Tại huyện đảo Lý Sơn, phần lớn các hộ dân trồng hành riêng biệt, nhỏ lẻ, chưa tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Chị Nguyễn Thị Nhi, ở thôn Tây An Vĩnh (huyện Lý Sơn), cho biết: Bởi mạnh ai nhà đó làm, nên mặt hàng hành tím làm ra vẫn rơi vào tình trạng được mùa, mất giá; nếu được giá thì mất mùa. Người nông dân phơi mình trước nắng gió trên đảo nhưng không thể quyết định được giá mặt hàng hành tự tay mình làm ra. Phần lớn vẫn phụ thuộc vào thương lái đến thu mua. Chị Nhi cho biết, các hộ gia đình trồng hành nơi đây chưa có sự liên kết với quy mô lớn, chưa tham gia hợp tác xã, nên chưa tạo được thành tập thể vững mạnh, tạo sức cạnh tranh tốt hơn, nên lượng hàng hóa, cũng như giá cả vẫn còn bấp bênh, chưa bền vững. Chị Nguyễn Thị Nuôi, thôn Đông An Vĩnh, đang nhặt cỏ ở mảnh vườn đã thu hoạch xong hành tím, để chuẩn bị cho vụ mùa mới Người dân huyện đảo bắt đầu ủ phân cho những vườn hành, tỏi, chuẩn bị cho vụ mùa mới