Nội dung liên quan Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định, Tin Trong Nước
Sinh viên Việt Nam | Báo điện tử Tiền Phong,
Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:33:01 14/10/2024
theo đường link
https://svvn.tienphong.vn/nu-sinh-giau-nghi-luc-vuot-len-chinh-minh-toa-sang-voi-uoc-mo-hoc-nganh-tam-ly-hoc-giao-duc-post1679236.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SVVN - Lê Thảo Nguyên, cô gái khuyết tật đầy nghị lực, đã vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục tại trường ĐH Quy Nhơn. Với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ gia đình, Nguyên trở thành tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, được vinh danh trong chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt’, năm 2024. Từ nghịch cảnh chạm đến ước mơ Lê Thảo Nguyên (sinh năm 2005, ngành Tâm lý học Giáo dục, trường ĐH Quy Nhơn) dù mắc bệnh khiến chân tay teo tóp từ nhỏ, nhưng đã vượt qua nghịch cảnh để theo đuổi ước mơ. Với sự hỗ trợ từ mẹ và gia đình, Nguyên không chỉ hoàn thành chương trình 12 năm học mà còn chọn ngành Tâm lý học Giáo dục để học cách yêu thương bản thân và giúp đỡ người khác. Cô là một trong những tấm gương khuyết tật tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”, năm 2024. Lê Thảo Nguyên (ngành Tâm lý học Giáo dục , trường ĐH Quy Nhơn). Lê Thảo Nguyên, hồi nhỏ, đã mắc một căn bệnh hiếm gặp khiến tay chân teo tóp, ảnh hưởng nặng nề đến tư thế ngồi và sinh hoạt hằng ngày. Mọi hoạt động của cô đều phụ thuộc vào sự chăm sóc tận tình của mẹ. Nguyên chia sẻ: "Trong suốt thời gian đi học, mẹ và dì luôn đưa đón mình đến trường. Dì ngồi chờ hết buổi học, ngày nào cũng như thế. Cả ba người đôi lúc cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại, vì chặng đường này thật sự quá gian nan, có thể phải kết thúc bất cứ lúc nào do vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, để mình có thể tiếp tục ước mơ, mẹ và dì đã hy sinh rất nhiều, từ thời gian đến công sức, chấp nhận cuộc sống khó khăn để chăm sóc cho mình một cách tốt nhất". Sau nhiều nỗ lực và vất vả, Thảo Nguyên đã hoàn thành chương trình 12 năm học – một hành trình không quá dài nhưng đầy thử thách. Để vượt qua được chặng đường đó, Nguyên đã dựa vào ý chí kiên cường và sự kiên trì của bản thân. Lê Thảo Nguyên luôn nhận được sự chăm sóc từ mẹ và dì. Khi bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành và mở ra con đường tương lai, Thảo Nguyên đã trải qua những lo lắng về trường học, ngành nghề và cuộc sống sau này. Có những lúc, nỗi sợ hãi khiến cô cảm thấy muốn từ bỏ. Thảo Nguyên thường tự hỏi bản thân: "Mình thích gì? Mình muốn làm gì trong tương lai? Mình muốn trở thành người như thế nào?". Những câu hỏi đó cứ theo cô trong suốt quá trình học tập và trưởng thành. Hành trình đến với ngành Tâm lý học Giáo dục Cánh cửa tương lai dần mở ra khi Thảo Nguyên tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Ngày đăng ký nguyện vọng, Thảo Nguyên quyết định chọn ngành Tâm lý học Giáo dục tại khoa KHXH&NV, trường ĐH Quy Nhơn. Đây là một lựa chọn phù hợp với điều kiện của Nguyên, ngôi trường không quá xa nhà và cũng là nơi cô muốn bắt đầu thực hiện ước mơ. Thảo Nguyên chia sẻ, trong cuộc sống, ai cũng có những câu chuyện riêng, những góc khuất khó giãi bày và những tổn thương nào đó. Nguyên hy vọng, thông qua ngành học này, cô sẽ dần học được cách yêu thương chính mình, đối diện với cảm xúc tiêu cực và học cách chữa lành. "Đồng thời, mình cũng mong những kiến thức học được sẽ giúp mình hỗ trợ, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn trong cuộc sống", cô nói. Để tạo điều kiện cho Thảo Nguyên, Ban Giám hiệu trường ĐH Quy Nhơn đã sắp xếp cho Nguyên ở ký túc xá cùng mẹ. Mẹ của Nguyên còn làm việc tại căng tin của trường, và mọi lớp học của cô đều được bố trí ở tầng trệt. Hằng ngày, mẹ sẽ đẩy xe lăn đưa Nguyên đến lớp, trước khi quay về với công việc của mình. Dù mắc bệnh từ nhỏ và đôi tay không thể nâng vật nặng, nhưng nhờ sự kiên trì, nỗ lực, Nguyên đã hoàn thành chương trình 12 năm học. Thảo Nguyên và các bạn cùng lớp. Nguyên xúc động khi chia sẻ về động lực lớn nhất của mình – mẹ và dì. Hai người phụ nữ đã hy sinh rất nhiều, từ thời gian đến công sức, chấp nhận cuộc sống khó khăn để chăm sóc cô: "Mình nhìn thấy trên khuôn mặt mẹ và dì là những nỗi lo về cơm áo, gạo tiền, không biết dựa vào ai, nhưng họ luôn kiên cường nói với mình rằng, chỉ cần mình đậu đại học, dù xa đến đâu cũng sẽ đưa mình đi". Lê Thảo Nguyên đã được vinh danh là tấm gương người khuyết tật tiêu biểu tỉnh Bình Định, năm 2024 và nhận học bổng Sinh viên Giỏi, học kỳ I, năm học 2023 - 2024. Đặc biệt, Thảo Nguyên là một trong 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt", năm 2024. Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” do T.Ư Hội LHTN Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh những tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, với nghị lực vượt qua nghịch cảnh, có đóng góp tích cực cho cộng đồng. Chương trình cũng mong muốn tạo ra sự lan tỏa, kêu gọi cộng đồng xã hội tiếp tục hỗ trợ thanh niên khuyết tật Việt Nam, tìm ra các mô hình bền vững để giúp họ hòa nhập cộng đồng một cách bình đẳng và tự tin. Trong năm nay, chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật xuất sắc. Dương Triều