Nội dung liên quan Đức, Tin Quốc Tế

Báo Bnews,

Nước Đức và thách thức từ những dự án công nghiệp đình trệ

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 09:01:12 26/09/2024 theo đường link https://bnews.vn/nuoc-duc-va-thach-thuc-tu-nhung-du-an-cong-nghiep-dinh-tre/348271.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Tuyên (P/v TTXVN tại Paris)
Your browser does not support the audio element.
BNEWS
Các khoản đầu tư lớn của nhiều công ty như Intel, Wolfspeed và Northvolt đang gặp rủi ro do điều kiện thị trường không thuận lợi và điều này đang ảnh hưởng xấu đến các chính sách kinh tế của Berlin.
Đây là nhận định được đăng trên báo Le Monde. Theo đó, siêu nhà máy của Intel ở thành phố Magdeburg (Saxony-Anhalt, miền Đông nước Đức) cuối cùng sẽ không mở cửa vào năm 2027 như kế hoạch. Thông báo của tập đoàn Mỹ hồi giữa tháng 9/2024 về sự trì hoãn “hai năm” này đã phủ bóng lên một trong những dự án tiêu biểu nhất về chính sách công nghiệp do Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz thực hiện.
Về lý thuyết, Magdeburg, "đầu não" của một trong những vùng khó khăn nhất của nước Đức , sẽ được hưởng lợi lớn từ khoản đầu tư hơn 30 tỷ euro này, trong đó Berlin bỏ ra 9,9 tỷ euro với danh nghĩa hiện đại hóa ngành công nghiệp và chủ quyền quốc gia về chip điện tử tiên tiến. Sẽ có 3.000 việc làm cũng như một “trung tâm kỹ năng công nghệ cao” mới được tạo ra. Nhưng thực tế là khi Intel chìm sâu hơn vào khủng hoảng, rất có thể siêu nhà máy nêu trên sẽ không bao giờ có cơ hội được ra mắt. Cú sốc càng nghiêm trọng hơn khi nhiều sáng kiến tương tự khác trên khắp cả nước cũng đang bị đe dọa. Tại Saarland, khu vực giáp ranh với Pháp, việc xây dựng nhà máy bán dẫn do tập đoàn Wolfspeed của Mỹ liên kết với nhà sản xuất thiết bị ZF của Đức thực hiện cũng đang bị trì hoãn. Công trường được khởi công ở Ensdorf, trên địa điểm của một nhà máy nhiệt điện trước đây, tượng trưng cho sự chuyển đổi công nghiệp thành công ở một vùng đất từng do ngành than và thép thống trị. Những khó khăn của tập đoàn mẹ Wolfspeed là một phần nguyên nhân. Tại Kaiserslautern, ở Rhineland-Palatinate (phía Tây), một dự án nhà máy sản xuất pin do Mercedes, TotalEnergies và Stellantis đảm nhận, đã bị "đóng băng" vào tháng 6/2024 do nhu cầu không chắc chắn. Tại đây, Berlin và bang Rhineland-Palatinate đã cam kết trợ cấp 437 triệu euro. Dự án thứ ba, thậm chí còn mang tính biểu tượng hơn, cũng bắt đầu chùn bước. Đầu tháng 9/2024, Northvolt của Thụy Điển, cho đến nay là nhà sản xuất pin ô tô duy nhất ở châu Âu, đã công bố cắt giảm một loạt chi phí và đóng cửa một nhà máy trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm và khó khăn trong việc tăng cường năng lực sản xuất. Tập đoàn công nghiệp này còn có tham vọng mở một nhà máy mới trên đất Đức, cụ thể ở khu vực nông thôn Heide, thuộc Schleswig-Holstein (phía Bắc), vì “có nguồn năng lượng gió dồi dào”. Lễ động thổ được tiến hành vào tháng 3/2024. Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck, một đại biểu của Đảng Xanh, đã đảm bảo rằng dự án sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Tổng cộng đã có 900 triệu euro được cam kết dành cho nhà công nghiệp này. Nhưng bắt đầu từ bây giờ, người ta có quyền nghi ngờ về tính khả thi của dự án.
Những “bước thụt lùi đau đớn” này cho thấy hàng tỷ USD tiền đóng thuế của người Đức để thu hút các khoản đầu tư lớn từ nước ngoài không có nhiều sức nặng nếu điều kiện thị trường không thuận lợi. Các nhà sản xuất ô tô Đức, vốn được cho là những người mua chip và pin đầu tiên được sản xuất tại các siêu nhà máy mới, hiện đang phải đối mặt với nhu cầu về xe điện giảm ở châu Âu và sự sụt giảm ở thị trường Trung Quốc. Sau Volkswagen và BMW, đến lượt Mercedes đã gây chấn động thị trường chứng khoán vào ngày 20/9 khi đưa ra cảnh báo về kết quả kinh doanh. Volkswagen tin rằng họ đang dư thừa công suất và có thể đóng cửa một trong những cơ sở sản xuất ở Đức.
Các nhà kinh tế học tự do - những người cho rằng các khoản trợ cấp ồ ạt cho các tập đoàn nước ngoài vốn chủ yếu sử dụng công nghệ đã cũ, sẽ được chi tiêu tốt hơn nếu dành cho cơ sở hạ tầng quốc gia và nghiên cứu công nghệ - đang có cơ hội củng cố quan điểm của mình.
Sao chép thành công