Báo Dân Trí,

Ô tô con chèn ngã xe máy, đâm vỡ đuôi ô tô khác rồi bỏ chạy

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 07:22:27 01/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/o-to-con-chen-nga-xe-may-dam-vo-duoi-o-to-khac-roi-bo-chay-20241001010502785.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Không rõ có mâu thuẫn cá nhân từ trước không, hay chỉ là tình huống xung đột giao thông, nhưng tài xế ô tô đã gây nguy hiểm tính mạng và thiệt hại tài sản cho người khác. Tình huống diễn ra vào ngày 30/9 trên đường Phạm Hùng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.
Hình ảnh do camera hành trình của một ô tô đi trên đường ghi lại cho thấy có vẻ như đã xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa tài xế chiếc xe con màu trắng với người đi xe máy.
Sau đó, khi người đi xe máy vòng lại đuổi theo, tài xế ô tô đã cho xe tạt nhanh sang phải, xô người đi xe máy lao vào vệ đường và vô tình đâm mạnh vào đuôi một ô tô con khác có vẻ đang đứng im, đẩy chiếc xe này lao ra đường, húc đổ dải phân cách cố định.
Ô tô con chèn ngã xe máy, đâm vỡ đuôi ô tô khác rồi bỏ chạy (Video: OFFB Sub).
Điều may mắn nhất trong tình huống này là người đi xe máy không bị nguy hiểm tính mạng, có vẻ cũng không bị chấn thương gì nghiêm trọng.
Thiệt hại lớn nhất có lẽ là chủ chiếc xe con bỗng nhiên bị đâm vỡ nát đuôi và lao vào dải phân cách.
Trong khi đó, chiếc ô tô con "gây chuyện" đã lập tức bỏ đi.
Về nguyên tắc, dù lỗi do ai, sau khi xảy ra va chạm, người điều khiển phương tiện phải lập tức dừng xe để giải quyết hậu quả.
Cụ thể, Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe và người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:
- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi lực lượng chức năng đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Về mức phạt đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính từ 16 triệu đến 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.
Tài xế gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.
Sao chép thành công