Nội dung liên quan Australia, Tin Quốc Tế
Báo Sức Khỏe & Đời Sống,
Phát hiện mới về loài cá mập ma ở New Zealand
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:31:13 25/09/2024
theo đường link
https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-moi-ve-loai-ca-map-ma-o-new-zealand-169240925160223801.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
SKĐS - Một nhóm các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand (NIWA) vừa phát hiện một loài cá mập ma mới, sống tại vùng biển sâu quanh Australia và New Zealand. Loài cá này có tên gọi là cá ma mũi hẹp Australasian (Harriotta avia) và được tìm thấy ở khu vực Chatham Rise, ngoài khơi bờ biển phía đông của Đảo Nam, New Zealand. Loài cá ma mũi hẹp mới được phát hiện ở Australia, Harriotta avia. (Nguồn: NIWA) Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng loài cá ma thuộc một loài duy nhất phân bố toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy loài cá ma mũi hẹp Australasian này có sự khác biệt rõ rệt về mặt di truyền và hình thái, chứng minh rằng nó là một loài riêng biệt. Cá mập ma, hay còn gọi là chimaera, có họ hàng gần với cá mập và cá đuối, là một loài cá sụn sống ở vùng nước sâu, nơi khó tiếp cận và nghiên cứu. Phôi của chúng phát triển trong nang trứng ở đáy biển, sống nhờ lòng đỏ trứng cho đến khi nở. Khi trưởng thành, chúng chủ yếu ăn các loài giáp xác như tôm và động vật thân mềm. Theo nhà khoa học Brit Finucci từ NIWA, loài cá mới này có những đặc điểm độc đáo như mõm dài, hẹp, mắt to và vây ngực lớn. Cơ thể chúng có màu nâu sô cô la bắt mắt và chúng sống ở độ sâu lên tới 2.600 m (8.530 feet). Cá mập ma mới nở. (Nguồn: NIWA) Vì môi trường sống khắc nghiệt, rất khó để nghiên cứu và theo dõi sự phát triển của loài này. "Chúng ta biết rất ít về sinh học và tình trạng bảo tồn của loài cá này, nên phát hiện này thực sự đáng chú ý", nhà khoa học Finucci chia sẻ. Loài cá này được nhà khoa học Finucci đặt tên theo bà của mình: "Avia có nghĩa là bà trong tiếng Latin. Tôi muốn vinh danh bà, người luôn tự hào và ủng hộ tôi trong sự nghiệp khoa học". Đồng thời, bà Finucci cho rằng cái tên này phù hợp với loài cá ma, một trong những họ hàng cổ xưa nhất của cá. Trước đó vào tháng 2/2022, bà Finucci cũng là một thành viên của nhóm phát hiện ra một con cá mập ma mới nở ở độ sâu khoảng 1.200 m (3.900 feet) tại Chatham Rise. Phát hiện này được kỳ vọng sẽ mang lại thông tin quý giá về loài cá bí ẩn. Chia sẽ với đài CNN, nhà khoa học Finucci nói: "Chúng ta biết rất ít về cá mập ma, đặc biệt là cá con của chúng. Việc tìm thấy cá con rất hiếm, đó là lý do tôi cảm thấy vô cùng phấn khích".