Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam,

Phổ biến, nhân rộng mô hình "Tỉnh an toàn giao thông"

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:47:05 23/09/2024 theo đường link https://phunuvietnam.vn/pho-bien-nhan-rong-mo-hinh-tinh-an-toan-giao-thong-20240922111300785.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Quang Ngọc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị sơ kết 01 năm “Tỉnh An toàn giao thông”.
Sáng 22/9, tại Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh ủy Bắc Ninh phối hợp với Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm “Tỉnh An toàn giao thông” (ATGT). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia; lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành Trung ương; đại biểu các tỉnh, thành phố và tỉnh Bắc Ninh.
Ngay sau khi được chọn thí điểm xây dựng "Tỉnh ATGT", tháng 3/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 87-NQ/TU về xây dựng "Tỉnh ATGT"; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND về xây dựng "Tỉnh ATGT". Tỉnh đã ban hành 18 quy tắc Văn hóa giao thông của người Bắc Ninh; 06 bộ tiêu chí về ATGT; ban hành tiêu chí đảm bảo trật tự ATGT trong đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng. Sau hơn 01 năm thực hiện thí điểm xây dựng "Tỉnh ATGT", Bắc Ninh đã đạt nhiều kết quả nổi bật, dần hình thành văn hóa giao thông của người Bắc Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn, hạnh phúc cho nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm tỉnh ATGT tại Bắc Ninh.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc này là ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo đảm an toàn giao thông, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn, an dân. Việc lựa chọn tỉnh Bắc Ninh để xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông" vì những yếu tố như dân cư không đông, diện tích không rộng, điều kiện có, có truyền thống văn hóa Kinh Bắc, ý thức người dân được nâng lên trong quá trình phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, dù là công việc của một tỉnh nhưng lại là công tác thí điểm của một Bộ, coi tính mạng, an toàn của người dân là trên hết, trước hết. Việc này cần sơ kết, đánh giá, từ đó hoàn thiện các giải pháp để đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng tin tưởng rằng, sau hội nghị này, chúng ta sẽ nâng cao được nhận thức về quản lý giao thông trong bối cảnh hiện nay, trong sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là chúng ta đang khích lệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội nói chung và trong hoạt động giao thông nói riêng.
"Trước hết, chúng ta cần làm thí điểm, từ đó sơ kết, nhân rộng mô hình. Tinh thần chung là cách làm phải phù hợp tình hình, không cầu toàn, không nóng vội. Vấn đề là cách tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu, hiệu quả", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh, an toàn giao thông là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và là vấn đề liên quan đến mọi người, mọi nhà. Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, đã ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xây dựng xã hội an toàn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (ngoài cùng bên trái); Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Anh Tuấn (thứ 2 từ trái qua); Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang (thứ 2 từ phải qua); Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn (thứ 3 từ phải qua); Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Tân Phượng (ngoài cùng bên phải) tại Hội nghị.
Năm 2023, tai nạn giao thông được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2022 về số vụ và số người chết. Trong 8 tháng đầu năm 2024, tai nạn giao thông tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2023, ùn tắc giao thông được kiểm soát tốt và giảm trên 65%; số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm giảm sâu so với các năm trước; tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe, vi phạm về cơi nới thành, thùng xe đã được xử lý một cách căn bản. Các hành vi vi phạm giao thông được xử lý nghiêm minh, không có ngoại lệ, không có vùng cấm.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn còn nhiều thách thức; ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn còn lớn; tai nạn giao thông ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối (năm 2023 đã xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.628 người, bị thương 15.292 người).
Thủ tướng khái lược các bài học kinh nghiệm sau: công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là vấn đề liên ngành, phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng và vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân. Quá trình này phải luôn lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách đều hướng đều người dân, phải hướng đến bảo đảm an toàn, an ninh cho người dân; người dân phải tham gia vào bảo đảm an toàn giao thông; người dân được hưởng thụ từ quá trình này với tinh thần "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng".
Phải có hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp, từng bước hiện đại. Quản lý phải thông minh, thuận lợi, ít huy động lực lượng Cảnh sát giao thông nhất, do đó phải xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nhất là giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho trẻ nhỏ. Mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" phải được triển khai với tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa làm vừa mở rộng dần trên cơ sở tôn trọng thực tiễn. Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật, mọi người dân phải tôn trọng, thực hiện theo pháp luật.
Thủ tướng nhấn mạnh, an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà. Do đó, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định "Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân"; trong đó, an toàn giao thông là vấn đề quan trọng được toàn xã hội quan tâm và các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng đảm bảo.
Việc thí điểm xây dựng mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên nhiều khía cạnh về cả kinh tế, xã hội, trật tự an toàn giao thông, tâm lý xã hội; do đó việc xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông" góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn, an dân; thông qua đó giúp người dân tăng cường chấp hành luật lệ giao thông.
Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương phát huy những kết quả đạt được, tập trung triển khai hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm:
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu về an toàn giao thông để người dân làm theo; tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng về giao thông đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, trong đó có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, vừa giáo dục vừa tuyên truyền. Các cơ quan truyền thông phải hướng dẫn kỹ năng để người dân bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương; nâng cao năng lực quản trị, tăng cường quản lý giao thông thông minh, tổ chức bộ máy phù hợp, tinh gọn, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Thủ tướng đề nghị Bộ Công an, tỉnh Bắc Ninh sau hội nghị này cần cân nhắc phổ biến, nhân rộng mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" bảo đảm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả. Nếu từng tỉnh, từng thành phố bảo đảm an toàn giao thông thì cả nước an toàn giao thông. Công tác này phải được đầu tư trang thiết bị, phương tiện, ứng dụng khoa học công nghệ…, do đó quá trình này cần quan tâm việc quản lý nguồn lực, cân nhắc hình thức hợp tác, tăng cường chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Thủ tướng mong rằng, sau hội nghị này, mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" sẽ được hoàn thiện hơn, từ đó chúng ta đánh giá, tìm cách nhân rộng; đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tổ chức tốt mô hình này để bảo đảm hiệu quả lâu dài, bền vững, đem lại lợi ích cho người dân, để người dân tự giác chấp hành.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn báo cáo tóm tắt kết quả 01 năm xây dựng tỉnh ATGT.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau hơn 01 năm thực hiện, công tác tuần tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT đạt hiệu quả cao, các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông được phát hiện, xử lý tăng cao so với trước khi thực hiện "Tỉnh ATGT". Các lực lượng chức năng đã xử phạt 45.401 trường hợp, với số tiền 103,5 tỷ đồng (tăng 101% so với trước khi xây dựng "Tỉnh ATGT"). Riêng xử phạt nồng độ cồn 15.067 trường hợp (tăng 146%), xử phạt tốc độ 6.377 trường hợp, tăng hơn 05 lần. Trên địa bàn không có xe cơi nới thành thùng. Qua đó, tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm sâu, giảm 16% số vụ, 20% số người chết, 19% người bị thương.
Nhiều giải pháp Công an tỉnh Bắc Ninh triển khai được Bộ Công an ghi nhận, hiện đã nhân rộng trên cả nước, làm cơ sở để tham mưu văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đảm bảo TTATGT như: Chỉ thị số 23 ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Chỉ thị số 10 ngày 19/04/2023 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường đảm bảo TTATGT trong tình hình mới được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết 87, Kế hoạch 71 thí điểm xây dựng "Tỉnh ATGT" tại Bắc Ninh...
Sao chép thành công