Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 00:47:41 28/09/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-thanh-du-phien-hop-toan-the-lan-thu-8-cua-uy-ban-van-hoa-giao-duc-post391596.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân
Sáng 27.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.
Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thường trực và các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.
Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao tinh thần đổi mới, linh hoạt, trách nhiệm, tận tâm, tận lực của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trong việc tham gia toàn diện các lĩnh vực công tác, hoàn thành có chất lượng khối lượng công việc lớn theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đối với những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa rõ, Ủy ban luôn gắn với hoạt động giám sát, tổ chức hội thảo và hoạt động giải trình để có căn cứ xác đáng cho việc tham gia xây dựng luật cũng như giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp
Các nội dung đưa ra bàn thảo tại phiên họp lần này có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ việc trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Tám tới đây mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng tổ chức và hoạt động của Ủy ban trong năm 2025 cũng như các năm tiếp theo. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ, quan tâm nghiên cứu, góp ý sâu sắc các vấn đề để cùng với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục hoàn thiện các văn bản trình Quốc hội.
Về công tác xây dựng pháp luật, trong Kỳ họp thứ Tám sắp tới, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục được giao chủ trì thẩm tra một số nội dung, trong đó có dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Toàn cảnh phiên họp
Đây là các nội dung quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa, giáo dục đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong điều kiện mới. Các dự án luật, nghị quyết có nội dung khó, phức tạp, có tác động lớn đến đời sống xã hội. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong công tác xây dựng, hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết. Đồng thời, đề nghị các đại biểu dự Phiên họp nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, định hướng, chủ trương của Đảng, Hiến pháp để thể chế hóa kịp thời vào các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới, bảo đảm chất lượng theo nguyên tắc những việc đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, kiểm nghiệm thì đưa vào quy định trong dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp
Về công tác giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao việc Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chủ động, linh hoạt trong hoạt động giám sát, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm; phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng chủ động nắm bắt, nghiên cứu, tổng hợp thực tiễn để khái quát, hệ thống hóa thành các vấn đề và có những đề xuất, kiến nghị rất đúng, sát với yêu cầu và xu hướng đổi mới hoạt động của Quốc hội, khắc phục được tình trạng “bắc nước chờ gạo người”, thể hiện rất rõ trong lĩnh vực văn hóa mà Ủy ban phụ trách và sắp tới là lĩnh vực giáo dục.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Triệu Thế Hùng phát biểu tại Phiên họp
Đối với việc tham gia ý kiến đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây là thời điểm quan trọng để nhìn nhận những kết quả đạt được, những vướng mắc khó khăn trong năm qua để có giải pháp hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin - truyền thông, tín ngưỡng - tôn giáo, thanh niên và trẻ em trong các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đồng thời có các đề xuất, kiến nghị cho giai đoạn tới.
Trong năm 2025, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục được Quốc hội giao thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là nội dung rất quan trọng, đề nghị tập thể Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục đổi mới cách làm, cách tư duy trong công tác giám sát, kiến nghị liên quan đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chuẩn bị tốt nội dung, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai các hoạt động theo kế hoạch giám sát bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Phiên họp
Để tạo tiền đề cho các hoạt động năm 2025 và các năm tiếp theo, tại Phiên họp này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục bám sát các chương trình, kế hoạch của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tình hình thực tiễn của đất nước; tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên Ủy ban; nghiên cứu lựa chọn nội dung, cách làm phù hợp để đạt hiệu quả tối đa trong từng công việc. Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, theo dõi sát và nắm chắc tình hình, phản ánh kịp thời hơn nữa tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân, những vấn đề nổi cộm về kinh tế - xã hội thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách và chủ động có đề xuất, kiến nghị kịp thời nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách, bảo đảm đúng thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Phiên họp
Theo Chương trình, tại Phiên họp lần này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho ý kiến với 6 nội dung, gồm: Dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự thảo Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; dự thảo Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự thảo Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban; dự thảo Báo cáo tham gia thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đối với lĩnh vực Ủy ban phụ trách...
Trong phiên họp sáng nay, các đại biểu đã nghe Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Cơ bản đồng tình với nội dung Tờ trình, song các đại biểu đề nghị cần tiếp tục làm rõ cơ sở thực tiễn đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các chính sách quy định trong dự thảo Luật đối với các nội dung về quảng cáo trên báo in, báo hình và trên mạng, cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo, tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Một số ý kiến đề nghị, cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung đánh giá kinh nghiệm pháp luật quốc tế về quảng cáo; rà soát, đánh giá về sự phù hợp, tính bao quát của thuật ngữ “quảng cáo” trong Luật Quảng cáo năm 2012, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết, bảo đảm tính khả thi và tính dự báo của dự thảo Luật…
Đối với Tờ trình đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, thu hẹp mục tiêu, nhiệm vụ, bảo đảm việc bố trí nguồn lực của Chương trình có trọng tâm, trọng điểm, khả thi. Theo đó, cần xem xét sửa đổi lại mục tiêu thứ nhất của giai đoạn đến năm 2035 theo hướng, “phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ đổi mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã”.
Tin, ảnh: Trọng Hiếu
Sao chép thành công