Nội dung liên quan Tỉnh Thái Bình, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Quản lý an toàn thực phẩm: thống nhất mô hình, tăng cường xử lý vi phạm
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
08:26:05 02/10/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/quan-ly-an-toan-thuc-pham-thong-nhat-mo-hinh-tang-cuong-xu-ly-vi-pham-396553.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về việc thống nhất mô hình cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực này. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: VGP Cụ thể, cử tri tỉnh Thái Bình đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm và văn bản liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập hiện nay, như: chưa thống nhất mô hình cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương; chế tài xử lý vi phạm chưa có tính răn đe cao; chưa xử lý được tình trạng tái diễn các vi phạm về an toàn thực phẩm... Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình về vấn đề thống nhất mô hình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đang tích cực triển khai nhiều hoạt động. Cụ thể, tại Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ nhiệm vụ "Tham mưu Chính phủ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương". Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ trên, cùng với quá trình đánh giá thực hiện tiến tới sửa đổi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ, Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ ngành liên quan và địa phương để tiến hành đánh giá các mô hình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hiện có ở Việt Nam. Mục tiêu là tìm hiểu, tham khảo mô hình quản lý ở các nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng để đề xuất mô hình phù hợp với Việt Nam trong tương lai. Bộ trưởng Đào Hồng Lan dẫn chứng, hiện tại, một số địa phương đã triển khai thí điểm mô hình quản lý mới. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập và đưa vào hoạt động Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 19/9/2023. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh được Chính phủ cho phép tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm. Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, một số Bộ ngành, nhất là Bộ Nội vụ để nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương đúng tinh thần chỉ đạo củaBan Bí thư tại Chỉ thị số 17-CT/TW. Về vấn đề xử lý vi phạm an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý. Các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đã cơ bản hoàn thiện, đặc biệt Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, với nhiều cơ chế mới quản lý an toàn thực phẩm (quản lý dựa trên nguy cơ, chuyển mạnh sang hậu kiểm, phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý...) phù hợp với thông lệ quốc tế. Về chế tài xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, hiện nay đã có đầy đủ các quy định của pháp luật để quản lý an toàn thực phẩm. Cụ thể, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa lên đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, đồng thời quy định nhiều hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho xử lý ngộ độc thực phẩm...quy định tăng nặng đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Về xử lý hình sự, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã quy định tại Điều 317 về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với khung hình phạt lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật An toàn thực phẩm. Hiện Bộ đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, bao gồm: báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật An toàn thực phẩm; báo cáo đánh giá tác động của chính sách; tờ trình đề nghị xây dựng Luật; và Đề cương chi tiết Luật An toàn thực phẩm sửa đổi. Bộ Y tế dự kiến sẽ trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi trong năm 2024. Minh Nhật