Nội dung liên quan Nga, Tin Quốc Tế
Báo Công Thương-Tin tức kinh tế cập nhật mới nhất 24h qua,
Quân sự thế giới hôm nay (ngày 21/9): Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:53:17 22/09/2024
theo đường link
https://congthuong.vn/quan-su-the-gioi-hom-nay-ngay-219-my-chuan-bi-goi-vien-tro-vu-khi-375-trieu-usd-cho-ukraine-347429.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tin tức cập nhật về tình hình quân sự thế giới hôm nay (21/9): Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine và nhiều tin tức đáng chú ý khác. Ngoại trưởng Nga khẳng định Moskva – Bắc Kinh không cần lập liên minh quân sự Trong cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc diễn ra thành công mà không cần thiết lập bất kỳ liên minh chính thức nào. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. - Ảnh: mid.ru Theo thông tin từ hãng TASS ngày 21/9, ông Lavrov cho biết: "Chúng tôi thường xuyên nhận được câu hỏi về việc hình thành một liên minh quân sự. Tuy nhiên, chúng tôi không cần điều đó. Hai nước tổ chức các cuộc tập trận quân sự định kỳ" Ông nhấn mạnh rằng quân đội hai nước có thể phối hợp hiệu quả, thấu hiểu lẫn nhau, và thực hiện các hoạt động chung mà không cần đến các liên minh như NATO Ngoại trưởng Nga còn nhận định, mối liên kết hiện tại giữa Nga và Trung Quốc đang ở mức tốt nhất trong lịch sử quan hệ hai nước và mang tính chiến lược. Ngày 9/9, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo về cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân và không quân Nga trong tháng này, trong đó có cuộc diễn tập "North-Joint 2024" dự kiến diễn ra ở khu vực biển Nhật Bản và biển Okhotsk, mặc dù ngày cụ thể vẫn chưa được công bố. Đồng thời, vào ngày 12/9, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận rằng Hải quân nước này và Trung Quốc đã thực hiện tập trận bắn đạn thật nhằm vào các mục tiêu trên biển và trên không trong khuôn khổ cuộc diễn tập Ocean 2024. Chính phủ Đức sẽ trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa cho máy bay Theo thông tin từ hãng tin Spiegel (Đức) vào ngày 20/9, chính phủ Đức sẽ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên ba máy bay A350 mới, phục vụ cho các nhà lãnh đạo cấp cao. Bộ Quốc phòng Đức dự kiến sẽ trình một hợp đồng liên quan lên ủy ban ngân sách quốc hội để phê duyệt chương trình này vào cuối năm nay. Ba chiếc máy bay A350, được sản xuất bởi Airbus, sẽ chủ yếu được sử dụng bởi Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Olaf Scholz và Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock - Ảnh: Airbus Ba chiếc máy bay A350, được sản xuất bởi Airbus, sẽ chủ yếu được sử dụng bởi Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Olaf Scholz và Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock. Hệ thống phòng thủ được trang bị sẽ sử dụng công nghệ hồng ngoại để vô hiệu hóa các đầu dò tên lửa đang bay tới thông qua các xung laser. Hệ thống công nghệ cao này do công ty Elbit của Israel phát triển, đã được lắp đặt trên nhiều máy bay vận tải quân sự khác. Việc lắp đặt sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm tránh tình trạng cả ba máy bay đều ngừng hoạt động đồng thời. Chiếc cuối cùng trong số ba máy bay này đã được bàn giao cho quân đội Đức vào tháng 6. Bộ Quốc phòng Đức hiện chưa có phản hồi đối với các yêu cầu bình luận từ truyền thông về cách thức bảo vệ các máy bay khác của chính phủ trước nguy cơ tấn công tên lửa. Hàn Quốc xuất khẩu tên lửa Cheongung-II sang 3 nước Trung Đông Công ty LIG Nex1 của Hàn Quốc cho biết đã ký kết hợp đồng xuất khẩu tên lửa Cheongung-II (Thiên cung-II) trị giá 3.713,5 tỷ won (2,8 tỷ USD) với Bộ Quốc phòng Iraq, nâng số quốc gia sử dụng loại vũ khí này lên ba nước gồm Các Tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Iraq. Tên lửa Cheongung-II. - Ảnh: Yonhap Hệ thống tên lửa phòng không Cheongung-II, được mệnh danh là tên lửa Patriot phiên bản Hàn Quốc. Đây là nguồn lực trọng tâm trong hệ thống phòng không tầm thấp, đồng thời là vũ khí chiến lược trong Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Hàn Quốc (KAMD). Cheongung-II được trang bị công nghệ kiểm soát đánh chặn tên lửa đạn đạo, radar đa chức năng và hệ thống thăm dò chính xác để tương tác đồng thời nhiều mục tiêu, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay. Tên lửa này do Viện nghiên cứu khoa học quốc phòng Hàn Quốc (ADD) phát triển. Cùng với đó, tên lửa và hệ thống tích hợp do Công ty LIG Nex1 sản xuất, radar đa chức năng do Công ty Hanwha Systems đảm nhiệm, trong khi bệ phóng và phương tiện vận chuyển được công ty Hanwha Aerospace chế tạo. Hệ thống tên lửa Cheongung-II lần đầu được xuất khẩu sang UAE vào năm 2022, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc. Hợp đồng với UAE có giá trị khoảng 3,5 tỷ USD, trở thành hợp đồng vũ khí đơn lẻ lớn nhất của Hàn Quốc tính đến thời điểm đó. Tiếp đến, vào tháng 11/2023, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng với Saudi Arabia xuất khẩu 10 tên lửa Cheongung-II với tổng trị giá 3,2 tỷ USD. Việc xuất khẩu hệ thống tên lửa Cheongung-II sang Iraq cũng bắt đầu được trực tiếp đề cập đến sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Iraq thăm Hàn Quốc và gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, trong đó có LIG Nex1 hồi tháng 3. Vào tháng 5, doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã công khai thông tin đang đàm phán về khả năng xuất khẩu tên lửa Cheongung-II sang Iraq. Việc tên lửa Cheongung-II được triển khai liên tiếp tại ba nước Trung Đông đã mở ra tiềm năng xuất khẩu các hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc. Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine Hai quan chức Mỹ ngày 20/9 tiết lộ nước này đang chuẩn bị một gói viện trợ quân sự trị giá 375 triệu USD cho Ukraine, phá vỡ xu hướng kéo dài nhiều tháng qua là viện trợ các gói nhỏ hơn cho Kiev để phục vụ các hoạt động quân sự chống Nga. Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine - Ảnh: AP Gói viện trợ mới này được thông báo vào thời điểm then chốt trong cuộc chiến, khi Nga tấn công mạng lưới năng lượng của Ukraine trước mùa Đông tới. Theo các quan chức giấu tên, gói viện trợ này - dự kiến được công bố vào tuần tới - bao gồm tàu tuần tra, đạn dược bổ sung cho Hệ thống tên lửa-rocket cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 155 mm và 105 mm, phụ tùng thay thế cùng các loại vũ khí khác. Chủng loại vũ khí và quy mô gói viện trợ này có thể thay đổi trong những ngày tới, trước khi được Tổng thống Mỹ ký phê duyệt. Lầu Năm Góc hồi tháng 4 năm nay thông báo gửi lô vũ khí và thiết bị trị giá 1 tỷ USD trực tiếp từ kho dự trữ cho Kiev sau khi Quốc hội Mỹ thông qua gói tài trợ bổ sung cho Ukraine. Tuy nhiên, kể từ đó, giá trị của mỗi gói viện trợ quân sự cho Ukraine đã ít hơn đáng kể, không có gói nào vượt quá 400 triệu USD và hầu hết trong khoảng từ 125 triệu đến 250 triệu USD. Thế Duy Bạn thấy bài viết này thế nào? Kém Bình thường Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt