Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thực hiện kế hoạch năm 2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV và PTR) tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức Hội nghị triển khai “Xây dựng phương án quản lý rừng (QLR) bền vững” cho 4 cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng gồm: Cộng đồng dân cư thôn Ta’Ri, thôn Pơr’Ning (xã Lăng, huyện Tây Giang); cộng đồng dân cư thôn Đắc Pênh (xã La Dêê) và thôn Côn Zốt (xã Chơ Chun, huyện Nam Giang).
Tham dự hội nghị có đại diện Quỹ BV và PTR tỉnh Quảng Nam, đại diện Hạt Kiểm lâm huyện, lãnh đạo UBND xã, đơn vị tư vấn và đại diện Ban nhân dân thôn, cộng đồng dân cư.
Các cộng đồng xã Chơ Chun, huyện Nam Giang tham gia hội nghị.
Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về QLR bền vững và Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT có quy định rừng cộng đồng phải xây dựng phương án QLR bền vững; xây phương án QLR bền vững giai đoạn 2024-2030 tại mỗi cộng đồng dân cư thôn nhằm mục đích thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng sau khi được Nhà nước giao đất, giao rừng.
Các đại biểu tham dự hội nghị được nghe Quỹ BV và PTR tỉnh Quảng Nam trình bày nội dung triển khai thực hiện xây dựng phương án theo đề cương kỹ thuật được phê duyệt; công tác triển khai thực hiện lập phương án yêu cầu.
Các cộng đồng xã La Dêê, huyện Nam Giang tham gia hội nghị.
Về rừng cần nắm rõ ranh giới, phạm vi được giao đất, giao rừng; nắm rõ ranh giới các loại rừng, tài nguyên động, thực vật rừng trên lâm phận được giao, gồm các loại gỗ quý, cây tái sinh, dược liệu, động vật quý hiếm cần được quản lý, bảo tồn và phát triển.
Về cộng đồng nắm rõ năng lực cộng đồng, phong tục tập quán sản xuất, kiến thức bản địa trong QLR, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng; để nội dung phương án phù hợp với cộng đồng.
Về trách nhiệm các bên liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành: chỉ rõ vai trò, trách nhiệm các bên trong công tác QLR đối với cộng đồng, để các cấp, các ngành đồng hành với cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng, dược liệu, sinh kế,… Từ đó, đề ra các nội dung gắn với giải pháp để tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2024-2030 của mỗi cộng đồng. Phương án sẽ là cơ sở để các cấp, các ngành quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời cũng là cơ sở để kêu gọi đầu tư của các tổ chức quốc tế.
Được biết, thôn Đắc Pênh, xã La Dêê, thôn Côn Zốt, xã Chơ Chun thuộc huyện Nam Giang có 394,12ha và thôn Ta’Ri, thôn Pơr’Ning, xã Lăng thuộc huyện Tây Giang có 1.363ha được Nhà nước giao đất, giao rừng. Đây vừa là thách thức đối với trách nhiệm là chủ rừng theo quy định pháp luật, nhưng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững của các cộng đồng tại huyện Nam Giang, huyện Tây Giang nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
Hội nghị xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tại xã Lăng, huyện Tây Giang.
Việc đưa vào kế hoạch thực hiện xây dựng phương án QLR bền vững cộng đồng dân cư thôn là thể hiện sự đồng hành của Quỹ BV và PTR tỉnh Quảng Nam, các cơ quan chức năng ở huyện và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng; thể hiện sự quan tâm, phối hợp, gắn bó chặt chẽ để công tác bảo vệ rừng trên địa bàn ngày càng tốt hơn.
Hội nghị đã phổ biến được chủ trương chính sách, nội dung trọng tâm công việc cần thực hiện, thống nhất kế hoạch thời gian tiến hành sắp đến; để các bên liên quan phối hợp cùng với đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng phương án QLR bền vững tại mỗi cộng đồng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.