Báo SGGP Online,

Quảng Ngãi: Cận cảnh kè chống sạt lở Van Cà Vãi 14 tỷ đồng

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 04:47:09 05/10/2024 theo đường link https://www.sggp.org.vn/quang-ngai-can-canh-ke-chong-sat-lo-van-ca-vai-14-ty-dong-post762017.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trước nguy cơ sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), huyện Sơn Hà đã xây dựng dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Toàn cảnh trên cao kè chống sạt lở Van Cà Vãi (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi)
Dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi
Theo đó, Dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và được UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý phân bổ để UBND huyện Sơn Hà khắc phục sạt lở núi và tái định cư cho người dân.
Quá trình khảo sát, địa chất của núi Van Cà Vãi yếu, nguy cơ sạt lở thêm, do đó phương án kỹ thuật là bóc hết lớp đất đá yếu
Dự án được khởi công từ tháng 7-2024, phương án kỹ thuật được đưa ra là bóc hết lớp đất đá yếu, hơn 35.000m , giật cơ tạo mái hạ độ cao, sử dụng vật liệu chống thấm, kết hợp gia cường bê tông bề mặt, tạo rãnh thu và thoát nước từ đỉnh xuống, dưới chân núi được rọ đá, gia cố thêm đá hộc.
Giật cơ tạo mái, hạ độ cao
Về việc bóc hết lớp đất đá yếu của núi Van Cà Vãi, Ban Quản lý và chính quyền địa phương đã thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành, như báo cáo và trình bày và được cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi đồng ý; tham vấn ý kiến của cơ quan chuyên môn của tỉnh và Trung ương. Cụ thể, UBND huyện Sơn Hà cũng đã nhờ một giảng viên Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đi kiểm tra lại hiện trường, xem thiết kế, tìm hiểu về địa hình, địa chất của núi Van Cà Vãi, phát hiện các vị trí đất yếu, đất cứng không đồng nhất…
Công nhân thi công tại dự án
Ông Nguyễn Hồng Thương, Trưởng Bộ phận kỹ thuật, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà, cho biết dưới chân núi Van Cà Vãi là 5 hộ dân với 24 nhân khẩu và tuyến đường ĐH77 - đây là tuyến đường độc đạo kết nối thị trấn Di Lăng đi xã Sơn Bao, dẫn trực tiếp vào Hồ chứa nước Nước Trong- hồ chứa trọng điểm, quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi.
“Với trách nhiệm, chủ đầu tư dự án đã thực hiện khảo sát, mục tiêu của dự án là khắc phục, đảm bảo đời sống của 5 hộ dân, bên cạnh đó là an toàn tuyến ĐH77, nếu tuyến đường này bị vùi lấp, có sự cố thì sẽ gây ách tắc chung cho toàn bộ công tác lưu thông, ứng cứu trên địa bàn xã Sơn Bao, thị trấn Di Lăng,…”- ông Nguyễn Hồng Thương nói.
Dự kiến hoàn thành công trình vào ngày 31-10
Sau hơn 2 tháng thi công, công trình đã hoàn thành một khối lượng công việc khá lớn, như hàng loạt vị trí bạt mái taluy cơ bản đã hoàn thành, với khối lượng đất đào chở đi đổ thải khoảng 32.000m /35.938m
Rãnh thoát nước phần đỉnh đã hoàn thành 14,72/14,72m và 329m/418,1m rãnh hình thang thu nước; thi công bê tông bậc thềm cơ số 4, 5, 7, 8, 9 tương đương 150m ; đã tập kết đá hộc (để thi công phần rọ đá) tại hiện trường được khoảng 1.000m /5.962m … Dự kiến hoàn thành vào ngày 31-10.
Núi Van Cà Vãi sau khi được kè khẩn cấp
Như vậy, mục tiêu của công trình khẩn cấp này là xóa nguy cơ hiểm họa núi vùi cho 5 hộ dân, 24 nhân khẩu, bảo vệ tuyến ĐH77 không bị chia cắt, kịp thời triển khai các biện pháp, để bảo vệ công trình Hồ chứa nước Nước Trong khi có tình huống xảy ra, đặc biệt là trong mùa mưa lũ, bão.
Gấp rút hoàn thiện công trình kè chống sạt lở Van Cà Vãi
Sao chép thành công