Nội dung liên quan Xã Sơn Bao, Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi, Tin Trong Nước
Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,
Quảng Ngãi: di dời 27 học sinh mầm non để tránh sạt lở núi
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:10:29 26/09/2024
theo đường link
https://kinhtedothi.vn/quang-ngai-di-doi-27-hoc-sinh-mam-non-de-tranh-sat-lo-nui.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hà Phương Chia sẻ Kinhtedothi- Giáo viên và 27 học sinh mầm non đã được di dời khỏi trường, mượn nơi khác dạy học để tránh sạt lở núi Mang Kà Muồng (xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi). Những trận mưa lớn gần đây đã làm núi Mang Kà Muồng (thuộc thôn Nước Tang, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) xuất hiện vết nứt và sạt lở. Vết sạt lở ở núi Mang Kà Muồng. Người dân khu vực này phản ánh, đất đá trên núi còn sạt xuống khu đất trồng keo 2 năm tuổi của họ. Tình trạng sạt lở có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến điểm trường mầm non và các hộ dân bên dưới chân núi. Theo thông tin từ chính quyền địa phương, đây là vết sạt lở mới phát hiện nhưng rất đáng lo ngại. Bởi khi tiến hành kiểm tra, ở nơi vết lún sâu nhất che khuất cả đầu người. Vết sạt lở có nguy cơ diễn biến khó lường. Vết sạt lở xuất hiện sau những trận mưa dông vào buổi chiều trên địa bàn. Nếu mưa liên tục chừng vài ba ngày, vết sạt lở sẽ diễn biến khó lường. Theo khảo sát của chính quyền, vết sạt lở trên ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đường ĐH77 nối dài đi hồ chứa nước Nước Trong; nhà văn hóa thôn; điểm trường mầm non Hướng Dương có 27 trẻ, 1 cô giáo; nhà ở của 4 hộ dân dưới chân núi; 1.500m2 đất nông nghiệp và keo trồng trên đất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng gián tiếp đến nhà ở của 5 hộ dân sống lân cận; 5.000m2 đất nông nghiệp phía trên đỉnh núi và keo trồng trên đất; gây tắc nghẽn đường giao thông đi hồ Nước Trong, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của 80 hộ dân xóm Mang Kà Muồng, nhà máy thủy điện Nước Trong, nhà điều hành Trạm quản lý thủy nông số 7, điểm trường Tiểu học Sơn Bao. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Phan Anh Quang, hiện cô giáo và 27 học sinh mầm non đã được di dời khỏi trường, mượn nơi khác dạy học để tránh sạt lở núi Mang Kà Muồng. Với các nhà dân dưới chân núi, xã Sơn Bao sẽ theo dõi chặt chẽ, khi mưa lớn và kéo dài sẽ đưa dân ra khỏi nhà, đến nơi trú ngụ an toàn. UBND xã Sơn Bao còn tổ chức dựng biển cảnh báo nguy hiểm, rào lưới B40 để hạn chế đá lớn lăn ra đường và thông báo rộng rãi cho Nhân dân trong vùng biết để phòng tránh nguy hiểm. Ngoài vết sạt lở núi Mang Kà Muồng, hiện trên địa bàn huyện Sơn Hà còn có nhiều điểm sạt lở khác đã xuất hiện từ những năm trước. Nghiêm trọng nhất là ở thôn Làng Bồ (thị trấn Di Lăng), vết sạt lở núi đe dọa khoảng 30 hộ dân sống dưới chân núi. Khu vực sạt lở núi ở Làng Bồ. "Trong điều kiện kinh phí hạn chế nên chưa thể tái định cư cho bà con. Địa phương đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và lên phương án di dời dân khẩn cấp khi có mưa lớn dài ngày"- ông Quang thông tin thêm.