Nội dung liên quan Tỉnh Quảng Ninh, Tin Trong Nước
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Quảng Ninh: Xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau bão số 3
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:38:45 19/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/quang-ninh-xay-dung-de-an-khoi-phuc-tai-thiet-kinh-te-sau-bao-so-3-204240919111455063.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngô Quang Thái Dự kiến đề án hướng đến những nhiệm vụ tỉnh Quảng Ninh cần triển khai trước mắt và lâu dài. Trong đó, huy động các nguồn lực để đầu tư tái thiết, xây dựng lại các công trình hạ tầng, cơ sở sản xuất… Ngày 19/9, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Tổ công tác do Chủ tịch UBND Tỉnh làm Tổ trưởng để xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau bão số 3. Nội dung Đề án dự kiến hướng đến những nhiệm vụ tỉnh Quảng Ninh cần triển khai trước mắt và lâu dài. Trong đó, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân bị hư hại, thu xếp việc làm và ổn định đời sống Nhân dân. Bên cạnh đó, sử dụng nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực xã hội khác để đầu tư tái thiết, xây dựng lại các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh tế. Nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Ảnh: CTV). Ngoài ra, nghiên cứu các giải pháp để tối ưu, nâng cao hiệu quả hơn nữa trong phát triển các ngành, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như du lịch (phát triển đội tàu du lịch, đầu tư nâng cao chất lượng các điểm thu hút khách du lịch trên địa bàn...), khai thác than (đầu tư khai thác xuống sâu, công nghệ sản xuất chế biến than...). Đồng thời, nắm bắt thời cơ để khắc phục những điểm yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua. Trong đó, chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, loài nuôi mới vào nuôi trồng thủy sản. Lập lại quy hoạch 3 loại rừng, cơ cấu lại các loại cây trồng trong phát triển lâm nghiệp. Tăng cường thu hút đầu tư công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị gia tăng cao, công nghiệp bán dẫn.