Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

"Kho vàng" trên biển Khánh Hòa: Hành trình bán ngược loài rong nho về nơi sản xuất rong nho ngon nhất thế giới (Bài 2)

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 09:47:14 08/10/2024 theo đường link https://danviet.vn/hanh-trinh-ban-nguoc-loai-rong-nho-ve-noi-san-xuat-rong-nho-ngon-nhat-the-gioi-cua-ong-chu-khanh-hoa-20241002161534228.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Công Tâm
Các sản phẩm rong nho biển của ông Nguyễn Quang Duy (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) không chỉ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh mà còn được xuất khẩu đến các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc,... mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm.
Bình luận
"Vua rong nho biển" trăn trở với nghề
Để có được những sản phẩm chất lượng như ngày hôm nay, ông Nguyễn Quang Duy ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã bỏ không biết bao nhiêu công sức, tiền bạc, vật chất, thậm chí cầm cố căn nhà của mình để đeo đuổi ước mơ.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đến thăm nhà máy sản xuất rong nho của ông Nguyễn Quang Duy.
Ngồi ngẫm lại câu chuyện làm rong nho biển, ông Duy cho biết: "Câu chuyện về hành trình làm rong nho của tôi không biết kể khi nào mới hết, bởi quá nhiều thăng trầm, vất vả. Từ những ngày đầu tiên đặt chân làm rong nho, từ vùng nguyên liệu trồng, con người làm sản phẩm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho đến việc xuất khẩu, đó là một hành trình dài".
Nhớ lại, ông Nguyễn Quang Duy kể, trước đây ông làm quản lý của một công ty dược có tiếng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nên khi tiếp cận các sản vật mang dược tính cao, ông rất mê. Thật bất ngờ, ông đọc được các tài liệu về rong nho, từ đó đã ấp ủ mong muốn đưa các sản vật của Khánh Hòa phục vụ sức khỏe, đời sống người dân.
Ông Nguyễn Quang Duy ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa) đã bỏ không biết bao nhiêu công sức, tiền bạc, vật chất, để theo sản phẩm rong nho biển
Không do dự, vào năm 2012 sau khi bàn bạc với gia đình, ông Duy đầu tư thử nghiệm 3.000m2 rong nho rồi lên 30.000 m2 với sản lượng khoảng 2,5 tấn/ha ở thị xã Ninh Hòa. Trong thời gian này, ông gặp phải nhiều khó khăn, thử thách, bởi đầu ra rất khó, còn người dân thì chưa hề biết đến những sản phẩm có giá trị này, tiêu thụ khó khăn khiến nhiều đêm ông không ngủ được.
Với sự động viên của gia đình, bạn bè người thân, ông tiếp tục bám trụ với nghề trồng rong nho biển. May mắn cũng mỉm cười với ông Duy khi năm 2014, đoàn chuyên gia người Nhật Bản đến vùng nuôi Ninh Hải để thăm và kiểm nghiệm (theo chương trình hợp tác). Họ đánh giá rong nho tại Ninh Hải, Ninh Hòa có chất lượng, thậm chí còn tốt hơn rong nho vùng Okinawa của Nhật Bản, vì vậy, phía Nhật Bản đề nghị xuất khẩu ngược rong nho sang Nhật Bản.
Hành trình đưa rong nho biển xuất ngoại
Ngồi trầm ngâm ngắm nhìn sản phẩm của mình, ông Duy nói tiếp, lần đầu tiên đưa lô hàng trị giá khoảng 1 tỷ đồng qua đất nước Nhật Bản với bao nhiêu kỳ vọng, sau khi xem sản phẩm bị đối tác trả về và hủy toàn bộ sản phẩm, ông thất vọng vô cùng.
DT Group ký kết với Công ty HGP USA CORP.
Trong giai đoạn này, cứ nhìn người dân vùng biển kinh tế khó khăn, lao động nông thôn thất nghiệp và một số vùng đất bị bỏ hoang gây lãng phí, ông Duy thấy cần phải quyết tâm làm cho bằng được mô hình rong nho biển để phần nào giúp cho bà con thoát nghèo.
Người dân Khánh Hòa đang thu hoạch rong nho biển.
Để có nguồn vốn xoay sở, ông Duy phải cầm cố căn nhà cho ngân hàng để tiếp tục duy trì sản xuất. Đồng thời, khăn gói lên đường qua tận Nhật Bản để học tập kinh nghiệm và tìm hiểu quy trình, để bảo đảm tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.
Ngay sau chuyến "tầm sư học đạo" đó, năm 2021, ông Duy đã xuất khẩu thành công rong nho sang 2 thị trường chính là Nhật Bản và Mỹ với số lượng bình quân 40 tấn/tháng, tháng cao điểm lên đến 120 tấn.
Thừa thắng xong lên, ông Duy tiếp tục vận động người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng biển, nhất là những đối tượng kém hiệu quả sang làm rong nho biển.
Nhờ nghề làm rong nho biển, hàng trăm lao động ở địa phương có thêm nguồn thu nhập.
Ông Duy ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con, trừ chi phí bà con còn lãi từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, một số hộ dân làm từ 2 – 3ha thu lãi 40 – 50 triệu đồng/tháng. Các nông dân liên kết với công ty ông Duy sẽ được đầu tư vốn sản xuất, chuyển giao công nghệ trồng rong nho phù hợp và bao tiêu toàn bộ đầu ra sản phẩm nhằm đảm bảo nông dân có lãi, yên tâm canh tác. Trong quá trình trồng rong nho, nếu gặp bất kỳ sự cố kỹ thuật nào đều được cán bộ công ty hướng dẫn, đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết, cần cù, chịu khó, lòng kiên trì và tinh thần làm việc không mệt mỏi, sản phẩm rong nho biển của DT Group do ông Nguyễn Quang Duy làm Tổng Giám đốc dần được nhiều người biết đến, nhiều khách hàng khen chất lượng sản phẩm. Ông Duy luôn tự hào có quy trình sản xuất xanh hoàn toàn, nhờ đó xuất khẩu đi nhiều thị trường trong nước, đặc biệt thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Úc…mang về doanh thu trên 40 tỷ đồng/năm.
Ông Duy là người rất tâm huyết với nghề làm rong nho biển.
Ông Duy bộc bạch, 5 năm trở lại đây, đơn vị đã mạnh tay đầu tư kinh phí để tập trung vào khoa học công nghệ và chế biến sâu các dòng sản phẩm để phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất và đã cho ra lò snack rong nho, rong tẩm gia vị, siro từ tinh chất rong nho,…
Năm 2020, ông Duy lập kỷ lục Việt Nam về vùng nuôi trồng và sản lượng rong nho lớn nhất Việt Nam. Nhiều năm nay, diện tích rong nho của công ty liên tục mở rộng, nông dân trong vùng cũng đổi đời, hiện diện tích trồng rong nho đã lên đến gần 100ha.
Được biết, vào đầu tháng 2/2023, trong chuyến công tác tại khu vực Nam trung bộ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã đến thăm nhà máy sản xuất rong nho biển của Công ty Cổ phần Rong Biển DT Khánh Hòa tại thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP.Nha Trang.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã thưởng thức món rong nho tươi, cũng như 2 sản phẩm mới đó là rong biển sấy khô ăn liền và rong nho Sanack vị tôm hùm Okinawa mà DT Group vừa nghiên cứu thành công.
Sản phẩm rong nho của ông Duy thu hút được các đoàn đến tham quan. Ảnh: Công Tâm
Sau khi tham quan mô hình và thưởng thức sản phẩm từ rong nho, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá rất cao các dòng sản phẩm. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để có chỗ đứng trên thị trường, chúng ta phải tạo ra sản phẩm khác biệt, cũng như lưu ý về bao bì quyết định 80% thành công của sản phẩm.
Chia sẻ với đoàn, ông Duy cho biết, nhà máy được xây dựng gồm khu chế biến, đóng gói cùng hệ thống bảo quản sản phẩm bài bản. Trong đó, khu chế biến và đóng gói rong nho có diện tích 8.000m2, hiện giải quyết việc làm ổn định cho gần 300 lao động tại địa phương. Toàn bộ rong nho sau khi thu hoạch sẽ được chuyển về đây nuôi lại trong các bể xi măng để xử lý, kiểm soát tạp chất.
Sao chép thành công