Nội dung liên quan Mỹ, Tin Quốc Tế
Báo Bnews,
Quý III/2024, CPI của cả nước tăng 3,48%
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:45:51 06/10/2024
theo đường link
https://bnews.vn/quy-iii-2024-cpi-cua-ca-nuoc-tang-3-48/349415.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Your browser does not support the audio element. BNEWS Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%. Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024, sáng 6/10, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Hương cho biết, trong 9 tháng năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Xung đột quân sự, bất ổn tiếp tục leo thang tại một số nước, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, thiếu vững chắc. Thị trường tài chính, tiền tệ, giá vàng, xăng dầu, hàng hóa, vận tải thế giới biến động mạnh, liên tục… Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, tác động nặng nề tới phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 97/2023/NĐ-CP; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Chín tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%. CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%. So với tháng trước, chỉ số CPI chung cả nước tháng 9/2024 tăng 0,29% (khu vực thành thị tăng 0,33%; khu vực nông thôn tăng 0,23%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 09 nhóm hàng tăng giá, 02 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước. Nhóm giáo dục tháng Chín tăng 2,09%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 2,33% do một số địa phương điều chỉnh học phí áp dụng cho năm học 2024-2025 ở một số trường dân lập, tư thục các cấp và các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học để đảm bảo thu chi thường xuyên; giá sản phẩm từ giấy tăng 0,61%; giá bút viết tăng 0,4%; giá văn phòng phẩm, đồ dùng học tập khác tăng 0,35% do nhu cầu các mặt hàng đồ dùng học tập đầu năm học tăng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9/2024 tăng 0,92%, tác động làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm, trong đó, nhóm lương thực tăng 0,77% (giá gạo tăng 0,76%) và nhóm thực phẩm tăng 1,06% do nhu cầu tăng cao vào dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 cùng với ảnh hưởng của bão số 3, số 4 và hoàn lưu bão gây mưa lũ, ngập lụt diện rộng. Ở chiều ngược lại, nhóm giao thông tháng 9/2024 giảm 2,77% so với tháng trước, góp phần làm giảm CPI chung 0,27 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng làm cho giá dầu diezen giảm 8,41%, giá xăng trong nước giảm 6,86%; giá vận tải hành khách bằng đường hàng không giảm 14,66% do nhu cầu của người tiêu dùng giảm; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,24% do các công ty du lịch thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu. Trong 9 tháng, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 27/9/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.589,67 USD/ounce, tăng 3,77% so với tháng 8/2024. Ngày 18/9/2024, FED đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống còn 4,75%-5%/năm; cùng với đó căng thẳng tại Trung Đông ngày càng gia tăng, khiến các nhà đầu tư chuyển sang vàng như một kênh trú ẩn đã đẩy giá vàng liên tục tăng cao. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 9/2024 tăng 1,88% so với tháng trước; tăng 22,66% so với tháng 12/2023; tăng 32,27% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 26,27%. Chỉ số giá đô la Mỹ. Tính đến ngày 27/9/2024, chỉ số giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 100,95 điểm, giảm 1,4% so với tháng trước khi FED quyết định giảm lãi suất khiến giá đồng USD liên tục giảm. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.329 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2024 giảm 1,79% so với tháng trước; tăng 1,7% so với tháng 12/2023; tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 5,46%. Tổng cục Thống kê chỉ ra, những yếu tố làm tăng CPI 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước; đó là: chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,34 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá: Nhóm lương thực tăng 14,23%, tác động làm CPI tăng 0,52 điểm phần trăm, trong đó giá gạo tăng 18,87% theo giá gạo xuất khẩu khi nguồn cung gạo toàn cầu giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết, bão lũ làm CPI chung tăng 0,48 điểm phần trăm; Nhóm thực phẩm tăng 2,31%, làm CPI chung tăng 0,49 điểm phần trăm; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 4,03% do nhu cầu tiêu dùng và chi phí nhân công tăng… Bên cạnh các yếu tố tăng giá, có các yếu tố làm giảm CPI 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước; đó là: Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 9 tháng năm 2024 giảm 1,19% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh… Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đặc biệt, trong bối cảnh bão Yagi gây hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống Nhân dân, tại một số nơi có những thời điểm khan hiếm các mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm dẫn đến tăng giá cục bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sớm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giá cả hàng hóa nhanh chóng theo xu hướng trở về mức trước bão. “Lạm phát cơ bản tháng 9/2024 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,88%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản”, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho hay.