Nội dung liên quan Xã Hòa Bình, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
Quyết tâm cuối 2025 sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên cả nước
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:05:03 02/10/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/quyet-tam-cuoi-2025-se-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-cho-nguoi-dan-tren-ca-nuoc-post761607.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chiều 1-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các bộ, cơ quan về việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước. Quang cảnh cuộc họp Tại cuộc họp, Bộ LĐTB-XH cho biết, theo thống kê qua báo cáo của các tỉnh, thành theo tiêu chí do Bộ Xây dựng quy định, đến nay, số nhà còn lại cần hỗ trợ là 153.881 căn, trong đó có 106.967 nhà xây mới (68.565 hộ nghèo, 38.402 hộ cận nghèo), 46.914 nhà sửa chữa (27.188 hộ nghèo, 19.726 hộ cận nghèo). Hiện, thành phố Hà Nội và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà tạm, nhà dột nát. Kinh phí cần huy động bổ sung để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là khoảng 6.522,877 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đã huy động được tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 ngày 13-4-2024 tại Hòa Bình là 320 tỷ đồng; kinh phí địa phương đã vận động được 44,178 tỷ đồng. Mức hỗ trợ là 50 triệu đồng đối với hộ xây mới nhà ở và 25 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, bằng mức hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo hiện nay. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung, đây là số nhà cần hỗ trợ ngoài Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021-2025 và hỗ trợ nhà ở cho người dân trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (gồm Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới). Bộ trưởng cho biết thêm, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công giai đoạn 1 đã hoàn thành với khoảng 500.000 căn nhà (kinh phí khoảng 11.000 tỷ đồng); sắp tới sẽ triển khai giai đoạn tiếp theo theo nghị quyết của Quốc hội, với quy mô sơ bộ khoảng 200.000 căn nhà, bằng nguồn ngân sách nhà nước. Việc hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô khoảng 130.000 nhà, đến nay đã hoàn thành khoảng 50.000 nhà, còn khoảng 80.000 nhà cần hoàn thành trong thời gian tới, cũng bằng nguồn ngân sách nhà nước. Quyết tâm chậm nhất tới 31-12-2025 sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên cả nước Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" được phát động từ tháng 4-2024 đã triển khai bước đầu có hiệu quả. Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các lực lượng đã tiên phong trong thực hiện phong trào, như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, MTTQ Việt Nam… Bên cạnh đó, thực tiễn triển khai phong trào cho thấy, cần tiếp tục đổi mới cách làm, phân công công việc cụ thể hơn, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc vào cuối năm 2025, chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thủ tướng cho rằng, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, tự lo cho chính mình của người dân, cùng với sự giúp đỡ của làng xóm, họ hàng, các đoàn thể chính trị - xã hội, như thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh… Nhờ vậy, có những hộ cận nghèo, Nhà nước chỉ hỗ trợ hơn 50 triệu đồng đã xây được nhà kiên cố với trị giá hơn 200 triệu đồng, như thực tế ở tỉnh Hòa Bình. Thủ tướng cho biết, bài học kinh nghiệm quan trọng là cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, với cách làm hiệu quả nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương và của cả các gia đình thụ hưởng chính sách; giảm khâu trung gian; từ đó triển khai nhanh chóng, thực chất, hiệu quả, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, người dân thụ hưởng thật. Khi bắt đầu phát động chương trình này, ước tính có khoảng 170.000 nhà tạm, nhà dột nát cần sửa chữa, xây mới, đến nay còn khoảng hơn 153.000 nhà. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu trong năm 2025, phải hoàn thành cả 3 nội dung: hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa chữa, xây mới 153.000 nhà trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thủ tướng giao Bộ Công an và Bộ LĐTB-XH phối hợp, rà soát số liệu, thông tin về các hộ gia đình cần hỗ trợ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phương châm là Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội hỗ trợ, kêu gọi người dân, doanh nghiệp tham gia ủng hộ với tinh thần cả nước chung tay, "ai có gì giúp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều". Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng nêu rõ, cần thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; phương thức là Trung ương, địa phương cùng làm, Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân cùng làm. Thủ tướng đề nghị phát động cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên toàn quốc, quyết tâm chậm nhất tới 31-12-2025 sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên cả nước.