Báo Tài nguyên & Môi trường,

Ra mắt 2 dự án bảo vệ động vật hoang dã ở Hà Nội và Đồng Nai

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 11:53:24 17/09/2024 theo đường link https://baotainguyenmoitruong.vn/ra-mat-2-du-an-bao-ve-dong-vat-hoang-da-o-ha-noi-va-dong-nai-380097.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Minh Hạnh
Ngày 16/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) cùng Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife – SVW) tổ chức lễ ra mắt và khởi động 2 dự án bảo tồn các loài bị đe dọa với nguồn hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tại Việt Nam (USAID Việt Nam). Hai dự án sẽ được triển khai tại Hà Nội và Đồng Nai.
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Debra Mosel, Phó Giám đốc USAID Việt Nam cho biết: Buôn bán động vật hoang dã trái phép là một vấn đề toàn cầu đã dẫn đến sự cạn kiệt và suy giảm của nhiều loài động vật nguy cấp. Đây là một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại tại Việt Nam, nơi là trung tâm tiêu thụ động vật hoang dã và buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Theo bà Debra Mosel, Việt Nam hiện đang đứng thứ 14 thế giới về mức độ phong phú của đa dạng sinh học và là nơi cư trú của nhiều loài quý hiếm. Tuy nhiên, nhiều loài trong số đó đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng và thật đáng buồn khi biết rằng loài tê giác đã tuyệt chủng ở Việt Nam từ năm 2010.
Bà Debra Mosel, Phó Giám đốc USAID Việt Nam, phát biểu khai mạc sự kiện
Với tốc độ suy thoái như hiện tại, các chuyên gia cảnh báo rằng những loài động vật nguy cấp nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm tê giác, voi, tê tê và hổ, có thể biến mất khỏi hành tinh trong vài thập kỷ tới. Thật sốc khi nghĩ rằng trong tương lai không xa, chúng ta có thể chỉ còn thấy một số loài động vật—như voi và tê giác—trong những bức ảnh, mà không phải trong tự nhiên nữa.
Buôn bán động vật hoang dã là vấn đề pháp lý xuyên quốc gia, có mức độ nghiêm trọng, đe dọa an ninh, thịnh vượng kinh tế, pháp quyền, các nỗ lực bảo tồn lâu dài và sức khỏe con người. Mỹ là đối tác cam kết của Việt Nam trong công tác phòng chống nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật và bảo tồn đa dạng sinh học, phù hợp với các ưu tiên chung của hai quốc gia trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam.
Trong khuôn khổ hợp tác này, Chính phủ Mỹ đã cung cấp 27,8 triệu USD cho Việt Nam kể từ năm 2016 để hỗ trợ các nỗ lực chống buôn bán động vật hoang dã nhằm tăng cường thực thi pháp luật, giảm nhu cầu và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Về 2 dự án bảo tồn hôm nay, bà Debra Mosel cho biết đây là hai dự án chống buôn bán động vật hoang dã đầu tiên của USAID được trao tài trợ trực tiếp cho các tổ chức địa phương. Hai dự án này sẽ hỗ trợ Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hoá Đồng Nai và Rừng đặc dụng Hương Sơn ở Hà Nội bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu vực này thông qua nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, triển khai ứng dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) trong hoạt động tuần tra rừng và sử dụng công nghệ bẫy ảnh để giám sát động vật hoang dã.
Toàn cảnh buổi lễ ra mắt 2 dự án bảo tồn đa dạng sinh học
Mục tiêu dự án hướng tới cắt giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật thông qua nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương cũng như các lãnh đạo địa phương nhằm nâng cao công tác bảo tồn tại các khu vực này.
Trong đó, Dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội” do Trung tâm CCD thực hiện kéo dài trong 3 năm từ 2024 – 2026. Để triển khai dự án này, CCD sẽ phối hợp với các các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và các trường học nhằm đảm bảo sự tồn tại và phục hồi của các loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng và duy trì, bảo tồn các sinh cảnh trọng yếu ở Hà Nội thông qua nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật về chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, cải thiện các quy trình tái thả và giám sát sau tái thả động vật, nâng cao nhận thức của cộng đồng hướng tới từ bỏ tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã và phối hợp với các trường Trung học cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về hành động tích cực đối với động vật và thiên nhiên.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc CCD, trình bày về dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”.
Đến tháng 9/2026, Dự án hướng tới bảo tồn 100% cá thể Voọc mông trắng mới phát hiện tại rừng Hương Sơn; giảm 80% số vụ vi phạm liên quan đến động vật hoag dã tại Rừng phòng hộ và đặc dụng Hà Nội; cải thiện công tác quản lý 3.600 ha rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại huyện Mỹ Đức.
Kết thúc dự án, chuẩn hóa được quy trình cứu hộ, phục hồi, tái thả và giám sát sau tái thả ĐVHD và chia sẻ với ít nhất 10 trung tâm cứu hộ khác. Dự án cũng hướng tới mục tiêu ít nhất 300 học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn, góp phần bảo tồn các loài động vật hoang dã và ít nhất 500.000 người tiếp cận được thông điệp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã thông qua các chiến dịch truyền thông trên VOV và tại lễ hội Chùa Hương.
Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW, trình bày về dự án “Bảo tồn động vật hoang dã bền vững”.
Dự án thứ hai, do SVW thực hiện, có tên “Bảo tồn động vật hoang dã bền vững”. Dự án nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người, hướng tới chấm dứt sử dụng động vật hoàng dã trái phép.
Dự án sẽ hỗ trợ Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hoá Đồng Nai triể khau mô hình lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng địa phương; Hỗ trợ Chi cục Kiểm Lâm Đồng Nai, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng răng cường tuần qua tra bảo vệ rừng, ứng dụng SMART vào công tác bảo vệ rừng tự nhiên; Tăng cường hợp tác liên ngành, phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học; Xây dựng cơ sở dữ liệu về Đa dạng sinh học và sự thay đổi quần thể động vật.
Sao chép thành công