Báo điện tử Bảo vệ Pháp Luật,

Rút kinh nghiệm vụ án dân sự bị hủy do vi phạm về đánh giá chứng cứ

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:49:20 23/09/2024 theo đường link https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/rut-kinh-nghiem-vu-an-dan-su-bi-huy-do-vi-pham-ve-danh-gia-chung-cu-165093.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(GMT+7)
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, nhận thấy vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn ông Nguyễn B. với bị đơn bà Nguyễn Thị B. của TAND tỉnh P. có vi phạm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ban hành thông báo rút kinh nghiệm.
Theo nội dung vụ án, cha mẹ cụ Nguyễn B. là cố Nguyễn L. (chết 1960) và cố Nguyễn Thị P. (chết 1956), có 4 con chung gồm cụ Nguyễn T. (chết, người thừa kế là ông Nguyễn Kim N.); cụ Nguyễn Thị N. (chết, người thừa kế là bà Nguyễn Thị B., ông Nguyễn Văn P.); cụ Nguyễn G. (chết, người thừa kế là ông Nguyễn Văn L., ông Nguyễn Tri P., ông Nguyễn Văn B.) và cụ Nguyễn B. Di sản cha mẹ chết để lại là 2 thửa đất tọa lạc tại thôn GS, xã AM, huyện T., tỉnh P. theo như bảng vẽ mặt bằng hiện trạng lập ngày 31/5/2021.
Diện tích đất 1.085m2 tại thửa đất số 394, tờ bản đồ số 13 đo đạc năm 2012 (trước đây là thửa 945, tờ bản đồ số 12 được UBND huyện T. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành AM 124740 (số vào sổ H00291) ngày 31/12/2008 cho Nguyễn Thị N.) gồm 250m2 đất ở và 835m2 đất trồng cây hàng năm khác. Thửa đất số 394 tờ bản đồ số 13 đo đạc năm 2012 diện tích 2.257,4m2 (núi cát) chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
VKSND cấp cao tại Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị chuyên đề về nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, dân sự (ảnh minh họa).
Thửa đất số 157 diện tích 2.854,9m2 (đo theo chỉ dẫn thực tế) gồm thửa đất số 157 diện tích 1.541,8m2 được UBND huyện T. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành BC 015794 ngày 7/5/2010 cho vợ chồng bà Nguyễn Thị B., ông Kiều Ái S. và thửa đất số 186 diện tích 1.313,2m2 do UBND xã AM quản lý.
Hiện nay toàn bộ diện tích đất cha mẹ tạo lập để lại do vợ chồng bà B., ông S. và anh P. (con bà N.) quản lý, sử dụng. Nay cụ Nguyễn B. khởi kiện yêu cầu Toà án chia thừa kế theo pháp luật toàn bộ đất cha mẹ để lại và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành AM 124740 và BC 015794 mà UBND huyện T. đã cấp cho bị đơn.
Bản án dân sự sơ thẩm của TAND tỉnh P. quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn B. theo đơn khởi kiện về việc yêu cầu chia thừa kế; Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn: Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 124740 do UBND huyện TA. cấp cho bà Nguyễn Thị N. ngày 31/12/2008. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi hủy giấy chứng nhận GCNQSDĐ số BC 015794 của UBND huyện TA cấp ngày 7/5/2010 cho vợ chồng bà Nguyễn Thị B. và ông Kiều Ái S., vì không có căn cứ pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, cụ Nguyễn B. kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ B. Bản án dân sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm của TAND tỉnh P. Chuyển hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh P. để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thấy, quá trình giải quyết vụ án Toà án cấp sơ thẩm có vi phạm dẫn đến cấp phúc thẩm hủy án và đưa ra một số vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của bà B. trình bày: “Mẹ tôi ở trên đất này từ khi giải phóng cho đến nay, trước đây đất này do ông bà tạo lập, khi kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì mọi người đều đi thoát ly hết không ai về, chỉ còn mẹ tôi về ở trên đất này không ai tranh chấp”; Giấy xác nhận của nhiều nhân chứng sống ở địa phương đều xác nhận sau giải phóng năm 1975 cụ Nguyễn Thị N. đến ở trên đất của cố Phó D. (cố D. là cha chồng cụ Nh., ông nội bà Võ Thị C.) năm 2001 bão sập nhà nên năm 2002 cụ N. về lại đất của cha mẹ để ở và Biên bản hòa giải do UBND xã AM lập ngày 10/4/2002 cũng thể hiện bà B. đại diện cho cụ N. đồng ý trả đất của cố Phó D. cho bà Võ Thị C., cụ Nguyễn Thị Nh., cụ N. về lại đất của cha mẹ để ở.
Mặt khác, bà B. cho rằng các thửa đất cụ Nguyễn B. yêu cầu chia thừa kế nguồn gốc là đất hoang, cạnh nghĩa địa, sau khi trả đất cho bà C., bà Nh. năm 2002 cụ N. được UBND xã AM giao đất hoang do UBND xã AM quản lý để xây dựng nhà ở lại mâu thuẫn với chính nội dung Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cụ N.
Ngày 10/3/2008, cụ N. kê khai nguồn gốc đất đang sử dụng xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “Do tạo lập, xây dựng nhà ở từ 1975 đến nay” và UBND xã AM cũng xác nhận: “nguồn gốc sử dụng đất do bà N. tạo lập, sử dụng đất ở từ 1975 đến nay”.
Tại Công văn 1913/UBND ngày 15/9/2021 UBND huyện T. cho biết: “Hồ sơ địa chính bản đồ 299 (đo năm 1993) thửa đất 226, tờ bản đồ số 8, diện tích 1885m2, loại đất thổ cư, chủ sử dụng không thể hiện” và tại Công văn số 331/UBND ngày 30/11/2022 UBND xã AM cũng xác định: “nguồn gốc đất tranh chấp theo bản vẽ đo đạc theo hiện trạng thửa đất 945 ngày 31/5/2021 có nguồn gốc từ thửa đất số 225, tờ bản đồ 08 bản đồ đo đạc năm 1993 diện tích 1.885m2...có nguồn gốc do ông bà của nguyên đơn và bị đơn”.
Quá trình giải quyết vụ án Toà án cấp sơ thẩm chưa đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, từ đó không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ B., làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do đó, Toà án cấp phúc thẩm đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm của TAND tỉnh P. theo đề nghị của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh P. giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định pháp luật.
Đỗ Thắm - X.N
Sao chép thành công