Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,

Sạc điện thoạt phát nổ khiến cụ bà chấn thương nặng bàn tay

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:16:50 25/09/2024 theo đường link https://kinhtedothi.vn/sac-dien-thoat-phat-no-khien-cu-ba-chan-thuong-nang-ban-tay.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bảo Long
Chia sẻ
Kinhtedothi - Mới đây, Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng ở bàn tay do điện thoại phát nổ khi đang rút sạc.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo đó, bệnh nhân S (68 tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng hai bàn tay có nhiều vết thương kích thước 10-30mm, chảy máu nhiều. Kết quả chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị gãy đốt 3 ngón II và ngón III bàn tay phải, kèm di lệch.
Sau khi được các y bác sĩ sơ cứu, khâu vết thương và đặt nẹp ngón tay, cùng với điều trị đúng phác đồ, sau 2 ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại Trung tâm.
BSCKI Hà Quang Huy - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết: "Từ đầu năm đến nay, Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị 2 trường hợp bị chấn thương do điện thoại phát nổ, trong đó 1 trường hợp chấn thương bàn tay rất phức tạp".
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang sạc hoặc khi nhiệt độ điện thoại tăng cao bất thường. Nếu xảy ra sự cố, cần nhanh chóng ngắt nguồn thiết bị để tránh điện giật, xử trí vết thương và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cấp cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia, khi sử dụng điện thoại, nếu thấy lớp vỏ smartphone trở nên nóng bất thường, thậm chí nóng bỏng tay thì đó là một dấu hiệu đáng lo ngại. Đặc biệt, khi ngửi thấy mùi cháy khét của nhựa hoặc mùi hóa chất, điện thoại phát ra tiếng rít hoặc tiếng lộp bộp, thậm chí có khói bốc ra, người dùng cần lập tức rút nguồn điện (nếu đang sạc), đặt điện thoại tránh xa cơ thể và vật dụng dễ cháy.
Một dấu hiệu cảnh báo khác là pin trên smartphone bị phồng. Trong trường hợp này, lớp vỏ ngoài của điện thoại có thể bị hỏng hoặc mặt lưng bị cong, đây là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến cháy, nổ. Người dùng nên thường xuyên kiểm tra lớp vỏ smartphone, đặc biệt là với các sản phẩm có vỏ nhựa. Nếu phát hiện pin bị phồng, cần lập tức tắt nguồn và mang thiết bị đến các cửa hàng uy tín để xử lý và thay pin.
Ngoài ra, nếu pin smartphone bị chai nghiêm trọng, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn dù đã sạc đầy, người dùng cũng cần thay pin mới vì pin hỏng có nguy cơ gây cháy, nổ.
Sao chép thành công