Nội dung liên quan Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước, Huyện Yên Phong
Báo Tin Tức,
Sản phẩm khoa học công nghệ của trường đại học khắc phục hậu quả bão lũ
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
22:32:32 04/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/san-pham-khoa-hoc-cong-nghe-cua-truong-dai-hoc-khac-phuc-hau-qua-bao-lu-20241004152955885.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đại học Bách khoa Hà Nội đã thành lập các tổ công tác gồm các giảng viên, nhà khoa học, sinh viên, triển khai nghiên cứu các sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. Hình ảnh hiện trường được các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội xử lý trực tiếp tại trung tâm chỉ huy, phục vụ đắc lực công tác điều hành. Ảnh: HUST. Theo PGS. TS Trương Việt Anh, Trưởng Ban Khoa học - Công nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội, các sản phẩm khoa học công nghệ của trường như: Quan trắc địa số; xây dựng bản đồ 3D... sẽ góp phần giúp các địa phương triển khai chỉ đạo, điều hành, cứu nạn cứu hộ và tiếp cận, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho khu vực bị cô lập bởi bão lũ. Hệ thống thông tin vô tuyến cơ động của Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội phục vụ các công tác thu thập dữ liệu, hiển thị trực quan, phục vụ chỉ huy đoàn và hỗ trợ công tác điều hành, nắm bắt thông tin, hiện trạng thực tiễn và truyền dẫn từ xa đến chỉ huy các cấp cao hơn thông qua kết nối mạng. Hệ thống này có thể định vị đối tượng cần phải ứng cứu để đưa thiết bị tiếp cận và tạo ra các hình ảnh xử lý hậu kỳ để đánh giá mức độ thiệt hại các khu vực cần quan tâm khôi phục... Các nghiên cứu trên được Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai từ đề tài cấp Sở năm 2013 - 2014 về hệ thống cảm biến thiết lập tại các toà nhà cao tầng kết nối trung tâm điều hành cảnh báo sự cố cháy và giúp các lực lượng cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy khi điều hành thiết bị chữa cháy. Một trong những ưu điểm được chứng minh trong thực tiễn vùng bão lũ là việc thiết lập hệ thống thiết bị cơ động, nhanh chóng, thích hợp với công tác cứu hộ, cứu nạn cần triển khai nhanh. Tại điếm canh đê Cầu Găng, thôn Yên Vĩ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do thiếu cơ sở hạ tầng, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thiết lập hệ thống trong vòng 35 phút và có thể kết thúc toàn bộ nhiệm vụ thu thập dữ liệu, hình ảnh hiện trường... Sau khi lắp đặt thiết bị, giảng viên, sinh viên triển khai điều khiển UAV bay quan sát địa hình dọc tuyến điện dẫn vào thôn và quan sát tình hình ngập lụt của khu dân cư (bị cô lập do ngập lụt)... để lên phương án xử lý kịp thời. Lê Vân/Báo Tin tức