Báo Tuổi Trẻ Online,

Sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL muốn kết nối để vào siêu thị

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 01:52:14 04/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/san-pham-ocop-vung-dbscl-muon-ket-noi-de-vao-sieu-thi-20241003153028397.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Sản phẩm OCOP là bước đi đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP cần chú ý địa lý vùng, chất lượng, thủ tục pháp lý để mở rộng đường tiêu thụ và đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng. Ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết các doanh nghiệp, chủ thể OCOP cần tập hợp thành lực lượng, phát huy sức mạnh tập thể để phát triển sản phẩm bền vững - Ảnh: CHÍ CÔNG
Chiều 3-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị kết nối sản phẩm OCOP (One Commune One Product, mỗi xã một sản phẩm) vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các hệ thống thương mại năm 2024.
Cần chú ý mẫu mã bao bì, giá cả sản phẩm OCOP Theo ông Ngô Trường Sơn - chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương, sự kiện hôm nay có ý nghĩa quan trọng gắn với kết nối và hợp tác trong sản xuất, quảng bá sản phẩm OCOP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2022, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 3 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP với tỉ lệ 17%; đến năm 2024, vùng đã đứng thứ 2 với tỉ lệ 21%. Tuy nhiên, chủ thể sản phẩm OCOP địa phương chưa tập trung xứng đáng vào đặc trưng vùng, quy mô sản xuất nhỏ, liên kết sản xuất yếu, tư duy xây dựng thương hiệu còn hạn chế.
Ông Tạ Minh Sơn - giám đốc siêu thị Tứ Sơn (An Giang) - chia sẻ sản phẩm OCOP là bước đi đúng của địa phương. Tuy nhiên sản phẩm OCOP của một số doanh nghiệp, chủ thể chưa quan tâm hình thức bao bì và chưa chú trọng gắn địa lý vùng (có thể là hình ảnh, màu sắc đặc trưng của tỉnh) lên sản phẩm.
"Việc chủ thể OCOP lấy hình ảnh, màu sắc đặc trưng của tỉnh mình in trên sản phẩm sẽ tạo điểm nhấn địa lý vùng và cần quan tâm chất lượng, có chứng từ pháp lý rõ ràng và đặc biệt xem xét giá cả hợp lý để người tiêu dùng yên tâm chọn mua", ông Sơn nói.
Ông Giang Thanh Khoa (thứ 2 từ phải sang) - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cùng sở ngành đi tham quan các sản phẩm OCOP ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được bày bán ở Kiên Giang - Ảnh: CHÍ CÔNG
Kết nối sản phẩm OCOP vào siêu thị
Ông Phạm Văn Nhớ - giám đốc Hợp tác xã tôm khô Thanh Thanh ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) - thông tin Vĩnh Thuận hiện có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 30.000ha, sản lượng tôm 40.000 tấn/năm. Tôm càng xanh có thời điểm giảm còn 70.000 đồng/kg. Nông dân bị lỗ nhiều, đầu ra cũng khó khăn.
"Chúng tôi chuẩn bị khoảng 50 tấn tôm khô để cung ra thị trường Tết sắp đến. Chúng tôi hiện cần đầu ra sản phẩm khoảng 40% nữa để có thể vừa hỗ trợ nông dân nuôi tôm, vừa phát triển sản phẩm đặc trưng địa phương", ông Nhớ kiến nghị.
Ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho hay sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp, chủ thể OCOP, hợp tác xã địa phương chú ý chất lượng sản phẩm và tập hợp lại thành lực lượng, phát huy sức mạnh tập thể để tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời gian qua đi nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật… để tháo gỡ khó khăn, mở rộng đường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm OCOP, nông sản địa phương ra nước ngoài. Địa phương cần tăng cường nhận thức của người tiêu dùng với sản phẩm OCOP để có thể phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội", ông Nam nhấn mạnh.
Sao chép thành công