Nội dung liên quan Xã Cốc Lầu, Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Sạt lở, lũ quét - Phòng hơn chống
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
02:48:03 05/10/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/sat-lo-lu-quet-phong-hon-chong-381100.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trung Nguyên (TN&MT) - Hiện nay, việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng khu vực nhà dân, thôn bản để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản vẫn luôn là thách thức không chỉ của riêng Việt Nam mà ngay cả với những nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Mỹ... Với phương châm “phòng hơn chống”, người dân vùng có nguy cơ cần chủ động, cảnh giác, phát huy các tri thức bản địa kết hợp với theo dõi sát sao các thông tin dự báo, cảnh báo. Cảnh giác mỗi khi mưa lớn Trong những năm gần đây lũ quét, sạt lở đất xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề. Trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 10 - 15 trận lũ quét và hàng trăm trận sạt lở đất lớn nhỏ. Các khu vực thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất là vùng núi Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên. Khu vực sườn núi, nơi 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) kịp thời lánh nạn khi nhận thấy có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Seo Chứ Theo bà Đặng Thanh Mai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT), các nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất thường là mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày; địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc sông suối lớn, độ ổn định của lớp đất mặt yếu do quá trình phong hóa độ che phủ của thảm thực vật thấp làm mất độ giữ đất của rễ cây, giữ nước của lớp thảm phủ. Việc khai thác lưu vực, hoạt động của con người như phá rừng, xây dựng các hồ chứa, cắt xẻ, san gạt sườn đồi, núi làm đường… cũng làm mất độ giữ đất, giữ nước của rễ cây, mất ổn dịnh sườn dốc, yếu độ liên kết đất đá và tăng các khả năng xói mòn. Trong đó, mưa lớn luôn là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở đất. Không chỉ mưa cường độ rất lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất mà trường hợp mưa kéo dài nhiều ngày làm bão hòa lớp đất, không còn khả năng trữ nước và kết dính, chỉ cần một đợt mưa không lớn sẽ cuốn theo cây cối, đất đá cũng có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất. Với công nghệ dự báo hiện nay, thế giới mới chỉ có khả năng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong một khu vực nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ trong 2 ngày tới khu vực có mưa lớn và cảnh báo được đưa ra cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong 2 ngày đó, chứ chưa thể khẳng định xảy ra tại vị trí cụ thể nào, vào phút nào, giờ nào trong ngày. Tại Việt Nam đã ứng sử dụng các sản phẩm cảnh báo lũ quét hiện đại bậc nhất trên thế giới của Hoa Kỳ (SeAFFGS) làm công cụ hỗ trợ cảnh báo. Hiện nay Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đã xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét sạt lở đất theo thời gian thực chi tiết đến cấp xã tại địa chỉ http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn/. Trung tâm có thể triển khai cảnh báo tức thời các vị trí mưa lớn, có nguy cơ đặc biệt cao xuất hiện lũ quét sạt lở đất trên cơ sở giám sát mưa tự động, ảnh ra đa thời tiết, ảnh vệ tinh cực phân giải cao. Hệ thống cho phép cảnh báo trước từ 3 - 6 giờ, thậm chí trong một số trường hợp có thể cảnh báo trước đến 12h. Người dân và các bộ, ngành hoàn toàn có thể truy cập để biết khu vực đang sinh sống có nằm trong vùng cảnh báo với mức độ khác nhau được thể hiện rõ trên bản đồ thông qua các màu sắc để cảnh báo các cấp độ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Sẵn sàng di tản khi mất an toàn Thông tin cảnh báo hàng ngày về sạt lở, lũ quét của cơ quan KTTV phải dựa trên phân tích mưa đã qua, mưa dự báo, độ ẩm đất hiện tại và chồng chập với bản đồ phân vùng rủi ro để xác định các ngưỡng mưa tương ứng với các mức nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để cảnh báo. “Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh là có những yếu tố chúng ra chưa quan sát được thường xuyên như sự cố nghẽn dòng thì sẽ khó để cảnh báo” - bà Đặng Thanh Mai cho biết. Nghẽn dòng xảy ra do phía thượng nguồn các khe suối khi có có mưa, dòng chảy làm cho đất đá và các vật dụng như cây cối dồn tại một điểm, tạo ra con đập tạm chứa hồ nước phía trên. Khi mưa lớn quá sức chịu tải, đập này sẽ vỡ, cuốn theo lượng nước, bùn đá rất lớn, gây ra thiệt hại lớn cho các bản làng ở hạ lưu. Các trận lũ quét, lũ bùn đá 2019 ở Thanh Hóa, 2020 ở Quảng Nam, và vừa rồi ở Làng Nủ, Lào Cai là ví dụ điển hình. Những năm qua, Ban chỉ đạo Quốc gia PCTT đã có sáng kiến lập đội xung kích PCTT cấp thôn xã, với nhiệm vụ rất quan trọng là rà soát các điểm nguy cơ sạt lở, nghẽn dòng trước, sau mỗi thiên tai để cảnh báo cho bà con. Và thực tế giải pháp đơn giản này đã mang lại rất nhiều hiệu quả trong các đánh giá tổng kết công tác hàng năm. Đại diện Tổng cục KTTV khuyến cáo, trong điều kiện thiên tai ngày càng khốc liệt, các hộ gia đình, người dân nằm trong vùng nguy cơ cao của lũ quét sạt lở đất, cần nhận biết nguy cơ, tìm hiểu đánh giá mức độ nguy hiểm nơi sinh sống. Bà con cần chuẩn bị các biện pháp, phương án, dụng cụ, kế hoạch sơ tán khẩn khấp khi xảy ra tình huống. Xác định các vị trí xung yếu trong nhà và khu vực xung quanh để tăng cường, gia cố; luôn chuẩn bị sẵn để di chuyển nhanh chóng an toàn nhất. Trong khi đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch phòng tránh - phản ứng - giảm thiểu, triển khai xuống đến cơ sở hiệu quả, rà soát các khu vực có nguy cơ cao, cần xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó phù hợp, chấp nhận đầu tư kinh phí lớn thiết lập các hệ thống tự động cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các vùng có nguy cơ rất cao, không thể di dời dân. Cùng với nâng cao ý thức cộng đồng, địa phương cần tuyên truyền để người dân biết truy cập các trang thông tin chính thống để nắm bắt thông tin dự báo, cảnh báo mới nhất, gần với thời gian thực để chủ động trong phòng, tránh và giảm thiểu nguy cơ rủi ro do lũ quét, sạt lở.