Nội dung liên quan Xã Đồn Đạc, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh, Tin Trong Nước
Báo Tuổi Trẻ Online,
Sau bão là nỗi lo cháy rừng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:05:33 06/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/sau-bao-la-noi-lo-chay-rung-20241006084644218.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Cả trăm ngàn ha rừng ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị gãy đổ sau bão số 3 đến nay đã thành củi khô. Ngoài thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, các công ty lâm nghiệp đang phải đối diện cùng lúc nhiều nỗi lo về công nợ, chi phí trồng mới cây và cả... cháy rừng. Cây thông nhiều năm tuổi ở đảo Tuần Châu (TP Hạ Long, Quảng Ninh) gãy đổ Là một trong những công ty có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), gỗ của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ba Chẽ là nguồn cung lớn phục vụ cho ngành than và sản phẩm chế biến dăm từ gỗ keo. Sau bão, ước tính công ty có gần 2.400ha rừng gãy đổ, hư hại và ước tính thiệt hại sơ bộ gần 100 tỉ đồng. Thiệt hại nặng Theo báo cáo của UBND huyện Ba Chẽ, toàn huyện có khoảng 18.613ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ, chủ yếu là keo từ 2 - 6 năm tuổi. Trong đó, các hộ dân khoảng 13.000ha, công ty lâm nghiệp trên 5.300ha. Ngoài ra, một diện tích lớn gần 100ha thông, 50ha lim xanh cũng bi hư hại. Tổng thiện hại trên toàn địa bàn huyện Ba Chẽ ước tính khoảng trên 740 tỉ đồng. Bà Bùi Thị Hương, giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ba Chẽ, cho biết đến nay đơn vị vẫn đang tiến hành kiểm đếm, thống kê thiệt hại "Bão đi qua, toàn bộ cây keo của chúng tôi trồng gãy đổ gần như mất trắng, số diện tích còn lại không đáng kể". Và để khắc phục, bà Hương đang mong ngân hàng và ngành than khoanh, giãn công nợ. Còn về tái sản xuất, bà cũng mong Nhà nước tiếp tục cho vay vốn, vay tín chấp với mức vay cao nhất. "Để khôi phục cơ bản, chúng tôi phải cần khoảng 20 tỉ đồng...", bà Hương nói. Theo bà Hương, hiện các công ty lâm nghiệp đang làm báo cáo thiệt hại để gửi về sở, ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh Ngoài công ty lâm nghiệp, trên địa bàn huyện có hơn 3.000 hộ dân trồng rừng bị gãy đổ, do đó chính quyền đang tập trung lực lượng kiểm kê. Còn bà Nguyễn Thị Phương Chi, phó trưởng phòng tài chính kế toán Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Tiên Yên (Quảng Ninh), cho hay tổng diện tích rừng sản xuất của công ty gần như thiệt hại hoàn toàn. Diện tích rừng phòng hộ nhà nước được giao quản lý cũng bị thiệt hại nặng. "Diện tích của công ty quản lý và diện tích công ty giao khoán cho các hộ dân có tổng 3.192ha, đến nay ước tính thiệt hại khoảng 160 tỉ đồng", bà Chi nói. Trong khi theo bà Chi, giá dăm từ cây keo tươi nguyên liệu để xuất khẩu đi Trung Quốc, Nhật Bản lại đang giảm... Tuy vậy, để khắc phục tạm thời, đối với diện tích rừng sản xuất giao khoán, công ty của bà Chi vẫn đang mua gỗ để người dân trang trải bớt phần nào thiệt hại. "Về lâu dài, chúng tôi mong muốn ngân hàng khoanh nợ số tiền vay vốn trước đây của công ty, đồng thời cho vay thêm vốn để trồng lại rừng", bà Chi nói. Cây rừng ở Quảng Ninh gãy đổ trở thành củi khô sau bão số 3 tiềm ẩn nguy cơ cháy - Ảnh: DANH KHANG Nỗi lo cháy rừng sau bão Ngoài thiệt hại nặng, theo Bùi Thị Hương, mấy ngày gần đây thời tiết hanh khô nên doanh nghiệp, người dân có rừng bị gãy đổ rất lo lắng. "Mới hôm qua rừng sản xuất của người dân địa phương cạnh đất của công ty ở xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) xảy ra cháy. Công ty phải huy động hơn 100 người mới khống chế được vụ cháy rừng này. Cây gãy đổ nên đường đi vào chữa cháy cũng gặp nhiều khó khăn", bà Hương nói. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Duy Văn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết sau khi thống kê, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Quảng Ninh có hơn 100.000ha rừng bị ảnh hưởng, hư hại sau bão số 3 Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương có rừng để bàn các giải pháp phòng cháy chữa cháy vào chiều 5-10. Là một trong những địa phương có diện tích rừng bị gãy đổ lớn sau bão, ông Đỗ Mạnh Hùng, chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ, cho biết công tác phòng cháy chữa cháy đang được đặt lên hàng đầu. Ông dẫn chứng trên địa bàn cũng vừa xảy ra cháy nhưng may mắn được dập tắt. "Công tác phòng cháy chữa cháy cũng đã được tỉnh quán triệt", ông Hùng cho hay. Còn ông Nguyễn Văn Thịu, giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), nói đơn vị này và chính quyền địa phương đang tuyên truyền ngày đêm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy khu vực vườn quốc gia cũng như rừng trồng. "Lượng cây gãy đổ rất nhiều, chúng tôi rất lo ngại mùa hanh khô dễ xảy ra cháy và đang cho tuần tra ngăn chặn việc đưa lửa vào rừng dễ gây ra cháy", ông Thịu nói. Phục hồi rừng, cách nào? GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, cho rằng để phục hồi rừng tự nhiên và vườn quốc gia, các địa phương và đơn vị quản lý rừng cần phải khảo sát, kiểm kê xem từng diện tích đã bị tàn phá ra sao. "Nếu những khu vực đã bị hư hại nặng thì phải trồng lại, bởi phục hồi tự nhiên thì cánh rừng đó không thể phát triển được mà sẽ suy kiệt. Nguyên tắc bảo vệ rừng tự nhiên là không xâm phạm vào để tái sinh, nhưng khi bị ảnh hưởng do bão hay cháy rừng, chúng ta phải trồng mới khôi phục lại. Đây là thiệt hại lớn cho ngành lâm nghiệp nên Nhà nước, doanh nghiệp, người dân cần chung tay", ông Lung nói. Còn TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng để công ty lâm nghiệp và người dân phục hồi được nhanh chóng cần nguồn vốn ưu đãi, quan tâm đặc biệt với mức lãi xuất thấp từ các ngân hàng. "Ngoài cấp vốn vay với lãi xuất và thời hạn ưu đãi, có thể hỗ trợ thêm cây giống cho công ty và người dân thiệt hại do bão. Trong trường hợp này nên vận dụng tất cả các quy định để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất. Nếu làm chậm sẽ còn xảy ra tình trạng cháy rừng, xói mòn đất, lúc đó hậu quả lại nghiêm trọng hơn", ông Doanh nói. Quảng Ninh thiệt hại khoảng 5.000 tỉ đồng Quảng Ninh có trên 430.000ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh. Bão số 3 đã làm 117.311,8ha rừng bị hư hại, ước tính thiệt hại khoảng 5.000 tỉ đồng, chủ yếu là rừng sản xuất. Cụ thể TP Hạ Long 22.800ha, Cẩm Phả 9.846ha. Các huyện gồm: Vân Đồn 15.276ha, Ba Chẽ 14.650ha, Tiên Yên 16.724ha, Hải Hà 2.235ha, Bình Liêu 2.017ha...