Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

Sau bão số 3, vùng trồng đào cảnh tiền tỷ ở Hải Phòng vẫn ngập nước, cây cổ thụ cũng "sống dở chết dở"

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 20:09:55 17/09/2024 theo đường link https://danviet.vn/sau-bao-so-3-vung-trong-dao-canh-tien-ty-o-hai-phong-ngap-nuoc-cay-co-thu-song-do-chet-do-20240917155909924.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thu Thủy
Không thoát được nước trong ruộng, khắp các cánh đồng trồng đào tiền tỷ của huyện An Dương TP Hải Phòng nơi nào cũng úng ngập, nhiều cây cổ thụ "sống dở chết dở". Sau nhiều ngày ngâm trong nước, cây đào đang có nguy thối rễ, héo lụi, chết khô... Nông dân lo không còn gốc nào để trồng lại cho năm sau.
Bình luận
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Dương ( thành phố Hải Phòng). Hiện nay, toàn huyện An Dương đang có đến 580 ha diện tích trồng hoa cây cảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau bão số 3. Trong đó, có 365 ha diện tích trồng đào, 80 ha trồng quất,135 ha, các loại hoa cây cảnh khác bị nghiêng, gãy đổ, bật gốc, xước cành lá…Thiệt hại trên tập chủ yếu tại các xã: Đặng Cương, Đồng Thái, Lê Lợi, Hồng Thái, Quốc Tuấn, thị trấn An Dương, Tân Tiến, ước thiệt hại khoảng 164,86 tỷ đồng.
Clip: Anh Đỗ Đình Thời, thôn Trí Yếu, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng chia sẻ thiệt hại của nông dân trồng đào của gia đình. Vùng trồng đào cảnh tiền tỷ của xã Đặng Cương, huyện An Dương thiệt hại nặng. Thực hiện: Thu Thuỷ
Ghi nhận của PV báo Dân Việt tại xã Đặng Cương - nơi đây đã được thành phố Hải Phòng công nhận có 2 làng nghề trồng hoa – cây cảnh. Sau bão gần 10 ngày, một số khu trồng đào, quất vẫn ngập nước do mưa hoàn lưu bão và thủy triều ngoài sông lớn. Hệ thống mương máng thủy lợi lại đang tê liệt do nước ngoài mương cao hơn nước trong ruộng. Các hộ đang phải chạy đôn đáo đắp bờ bằng bao cát, bơm nước ra ngoài cứu hộ cho cây.
Người dân tiến hành đắp bờ bằng bao cát, bơm nước ra ngoài cứu hộ cho vườn đào cảnh, trong đó có nhiều cây cổ thụ. Ảnh: Thu Thuỷ
Anh Nguyễn Quốc Măng, thôn Hòa Nhất, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng có gần 500 gốc đào lớn nhỏ. Sau trận bão đã làm vườn đào nhà anh dập nát hết lá, cộng thêm mưa xuống, triều cường dâng lên, các ruộng đào ứ nước không thoát được đi đâu. Sau nhiều ngày úng ngập, rễ cây đào có hiện tượng thối đen. Trời nắng lên, đào nhà anh Măng nhiều cây lá héo lụi, nhìn thảm cảnh xót xa.
"Những cây đào đá, đào cổ thụ được gia đình tôi trồng từ 4 - 5 năm trở lên, toàn cây có giá trị từ 3 triệu đến cả chục triệu đồng. Nay, xác xơ cả 7 sào vườn, nước ngập nhiều ngày nay, tôi đang lo vườn đào cảnh năm nay của gia đình có nguy cơ mất trắng, không thể khôi phục. Gia đình tôi thiệt hại phải đến hàng tỉ đồng" - anh Măng ngậm ngùi.
Hàng trăm máy bơm lớn nhỏ tham gia cứu úng cho đào tại xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Ảnh: Thu Thuỷ
Thấy nước ngập nhiều ngày không thoát được, các gia đình trong xã nhiều ngày nay đã tự động bảo nhau mua cát đóng bao đắp đập, dùng bơm để hút nước ra ngoài cứu đào khỏi ngập úng, mong phục hồi sự sống cho cây.
Anh Nguyễn Văn Hùng – người cùng thôn Hòa Nhất cho biết, vườn đào khu nhà anh đang đến độ "mơn mởn", nay héo lụi khắp nơi. Trước bão, gia đình tôi cũng đã tiến hành chằng buộc để cho cây không đổ, ai ngờ đào không chết vì đổ mà chết vì nước lụt đầy gốc. Mặc dù cũng chuẩn bị máy bơm trước đó nhưng không biết bơm đi đâu khi tất cả cánh đồng đều trắng băng toàn nước.
Những gốc đào cổ thụ của gia đình anh Đỗ Đình Thời, thôn Trí Yếu, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng bị bão số 3 làm đổ nghiêng xuống đất. Ảnh: Thu Thuỷ
"Nhà tôi có khoảng 2 sào ruộng trồng đào mà còn mấy đêm mất ngủ, nghĩ xót của mà không sao được. Theo kinh nghiệm trồng đào nhiều năm cho thấy khi cây đào bị úng nước, rễ đào bị tổn thương nên cũng khó có thể phục hồi. Nhiều gia đình đi vay tiền để đầu tư vào vườn đào giờ đây mất trắng, chẳng còn tiền mua gốc tái sản xuất vụ sau" - anh Hùng nói trong chua chát.
Cũng trong tâm trạng mất của bởi thiên tai, anh Đỗ Đình Thời, thôn Trí Yếu, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng nhìn trông rất bơ phờ như kiệt sức. Những gốc đào cổ thụ nhà anh Thời hiện nay, có cây thì đổ, cây thì héo lá. Nước tràn trong ruộng đào không thoát được đi đâu. Không còn cách nào hơn, anh Thời đành bỏ mặc chuyện trồng đào để lên phố làm lái xe chở cây đổ trong bão để kiếm tiền sống qua ngày.
Bà Đỗ Thị Lâng, thôn Hòa Nhất, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng xót xa trước vườn đào của gia đình bị úng lụt, héo úa trong cảnh 'sống dở chết dở". Ảnh Thu Thuỷ
"Chắc phải mất rất nhiều thời gian nữa, người dân chúng tôi mới vực được lại cánh đồng hoa đào như trước. Bao công sức gây dựng chỉ trong chốc lát đã đổ xuống sông xuống biển. Cả thôn nhà nào nhà nấy thay nhau đắp đập bơm nước ngày đêm từ vườn đào bơm ra ngoài cũng là mong xem cứu được cái gốc để sang năm làm lại từ đầu. Nhưng cứ bơm hôm nay mai lại mưa xuống, không biết có cứu vãn được cái gốc đào nào không nữa" – anh Thời phân trần với PV.
Điển hình là hộ ông Phạm Văn Hiển, ở thôn Dân Hạnh, ông Hiển đang thâm canh trên diện tích gần 6.000m2 với hơn 1.000 gốc đào, trong đó có 600 gốc đào "khủng" đã được chăm sóc nhiều năm và giá trị hiện tại từ 25-30 triệu đồng/ gốc. Các gốc đào bị gió mạnh giật rồi lay qua, lay lại nên có nguy cơ đứt rễ, gốc bị long nên cũng khó phục hồi, ông Hiển chỉ mong cứu được những cây phôi còn lại để làm lại vụ sau, chứ không dám tin là có đào bán tết.
Lán tôn của anh Thời, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng dựng lên để trông coi vườn đào cảnh bị báo số 3 thổi bay 100m, nhấn chìm cả máy bơm anh chuẩn bị trước bão. Ảnh: Thu Thuỷ
Bão đi qua, người dân nơi đây vẫn thấy ám ảnh về sự tàn khốc của nó, bà Đỗ Thị Lâng, thôn Hòa Nhất, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP Hải Phòng xác định, 200 gốc đào đá của gia đình khi nắng lên cũng sẽ héo rũ, coi như trắng tay. Bà chẳng còn tiền để tái sản xuất.
"Tới đây nếu không vay mượn được hay nhà nước không hỗ trợ người dân thì gia đình tôi cũng phải buộc thu hẹp diện tích lại hoặc bỏ không trồng đào nữa" – bà Lâng nói.
Trao đổi cùng PV, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Đặng Cương cho biết, xã Đặng Cương là xã có quỹ đất nông nghiệp còn ít nhất của huyện An Dương. Để phát triển kinh tế, xã không còn cách nào khác là tập trung chính vào nghề trồng cây cảnh. Năm nay, diện tích trồng hoa, cây cảnh của xã có khoảng 125ha. Trong đó, đào là 90ha, quất 20ha, còn lại là hoa hải đường, thu hút khoảng gần 1.000 hộ trong xã tham gia trồng hoa - cây cảnh.
Diện tích trồng hoa đào của cả xã Đặng Cương tuy không tăng nhưng nông dân trồng đào lại đầu tư chiều sâu bằng cách mua thêm, nhiều gốc cây có giá trị từ 25 - 30 triệu đồng/gốc đem về ghép mắt đào truyền thống vào để bán mới tăng giá trị. Số này chiếm từ 20-25% diện tích với giá trị dự tính từ 200-250 tỷ đồng. Loại giá trị trung bình từ 7 - 20 triệu đồng chiếm từ 30 - 40% diện tích, diện tích còn lại là đào nhỏ.
"Xã Đặng Cương sau bão có toàn bộ 100% diện tích trồng đào, quất, hải đường bị úng lụt. Kết quả ảnh hưởng nằm ở các mức độ khác nhau. Nặng nhất là bị mất trắng do cây chết úng, chiếm tỷ lệ từ 70 - 75% diện tích. Thứ nữa là cứu được cây sống, giữ được giống để vớt vát cho vụ đào năm sau, số này chiếm từ 15 - 20%. Còn lại, khoảng dưới 10% là có thể khắc phục được để bán ra thị trường trong dịp tết tới" - ông Quốc Anh cho biết thêm.
Sao chép thành công