Báo Thanh Niên,

Sau bão tất cả bằng 0, ‘nóng ruột’ chờ ngân hàng hỗ trợ

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:21:34 02/10/2024 theo đường link https://thanhnien.vn/sau-bao-tat-ca-bang-0-nong-ruot-cho-ngan-hang-ho-tro-185241001195525177.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bão số 3 khiến không ít doanh nghiệp thiệt hại 'khủng', gần như trắng tay. Các doanh nghiệp mong chính sách bồi thường, hỗ trợ được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Chưa bao giờ chịu thiệt hại lớn như vậy Chia sẻ tại tọa đàm "Khắc phục hậu quả bão số 3 : Bệ đỡ nào cho người dân, doanh nghiệp?" do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 1.10 tại Hà Nội , ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết sau khi bão ập vào, nhiều doanh nghiệp và người dân không có sự chuẩn bị tốt nên thiệt hại rất đáng kể.
Ông Đỗ Việt Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn TASECO, mong Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bão số 3
ẢNH: TP
Ngay sáng 9.9, một số hội viên của hiệp hội là các nhà máy chế biến thủy hải sản bị tan hoang. Chưa bao giờ họ phải chịu thiệt hại lớn như vậy.
Hiệp hội xác định có 3 thiệt hại chính là thiệt hại về cơ sở vật chất, thiệt hại về hàng hóa và thiệt hại về cơ hội kinh doanh.
Ông Đỗ Việt Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn TASECO, thông tin: " Chúng tôi có kinh nghiệm xây dựng, vận hành nhiều tòa nhà ven biển. Tòa nhà đặt toàn bộ kính chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp có giải pháp chuẩn bị kỹ nhất ứng phó cơn bão.
Khi nhận thông tin bão, chúng tôi thành lập các tiểu ban để hạn chế sức tàn phá của bão. Tuy nhiên, khi cơn bão quét qua, tất cả bằng 0".
Khẳng định khách hàng mua nhà của doanh nghiệp mong mỏi từng ngày nhận được hỗ trợ từ phía ngân hàng, ông Thanh cho biết ngay sau khi bão tan, doanh nghiệp đã gửi văn bản đến 35 chi nhánh ngân hàng đề xuất được miễn giảm lãi vay cho khách hàng mua nhà. Tuy nhiên, sau 20 ngày, mới có 1 chi nhánh ngân hàng phản hồi sẽ hỗ trợ, còn các chi nhánh ngân hàng khác nói đang xin ý kiến hoặc không giảm lãi vay…
Về bồi thường bảo hiểm, vị doanh nhân khẳng định còn gặp nhiều khó khăn. Ngày 8.9, doanh nghiệp có văn bản gửi doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra, thẩm định bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cử nhân viên xuống, làm thủ tục nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình thẩm định thiệt hại, Công ty cổ phần Tập đoàn TASECO chưa nhận được bồi thường. Điều này cũng làm chậm việc hồi phục sau bão.
Thiệt hại trước mắt của doanh nghiệp này lên tới hàng trăm tỉ đồng. "Nếu thời gian hoạt động trở lại chậm, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội, dòng tiền, chi phí nhân công. Chúng tôi mong muốn Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của cơn bão", ông Thanh nói.
Tàn khốc bão Yagi: Thiệt hại 81.500 tỉ, tàn phá mạnh nhất trong 70 năm
Cần có gói hỗ trợ chuyên biệt cho phòng, chống thiên tai
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhìn nhận bão số 3 gây ra những hậu quả nặng nề cho cộng đồng doanh nghiệp 26 tỉnh, thành. Nhiều tài sản của doanh nghiệp mất trắng.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), phát biểu tại tọa đàm
ẢNH: TP
Ngay sau bão, các cơ quan chức năng đã triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi, duy trì sản xuất kinh doanh sớm nhất, khắc phục cuộc sống người lao động
"Tuy nhiên, việc ngành ngân hàng chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại sau bão cần rút gọn hơn nữa, gói chính sách phải vào ngay và luôn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài giải pháp miễn, giảm, hoãn trả nợ, cần có gói hỗ trợ chuyên biệt cho phòng, chống thiên tai", ông Phòng nhấn mạnh.
Đồng tình với việc có cơ chế hỗ trợ người dân bị thảm họa thiên tai, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng chính sách cần đồng bộ.
Về phía ngành ngân hàng, ngoài việc đề nghị các ngân hàng thương mại chủ động giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho khách vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo Chính phủ cho giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Như khoản vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, theo quy định tại Nghị định 55 năm 2015, khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay. Đặc biệt, chính sách hiện hành cũng cho phép khoanh nợ tối đa 2 năm để hỗ trợ khách hàng.
Còn đối với các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khách hàng. Đồng thời, trình Chính phủ ban hành quyết định giữ nguyên nhóm nợ cho những khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Hạ Long ( Quảng Ninh ), thông tin: "Địa phương đang phối hợp cơ quan thuế, ngân hàng triển khai việc gia hạn, miễn, giảm tiền thuế, tiền lãi vay… để hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp.
Trường hợp người dân, doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp vì tài sản mất trắng hoặc có tài sản đang cầm cố ngân hàng, chúng tôi có nguồn vốn ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với các hộ dân. Tuy nhiên, số tiền được vay không nhiều".
Sao chép thành công