Báo Tuổi Trẻ Online,

Sét đánh vào cột điện gió làm cá chết hàng loạt, nông dân cầu cứu

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 14:31:37 14/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/set-danh-vao-cot-dien-gio-lam-ca-chet-hang-loat-nong-dan-cau-cuu-20241014114149597.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
và 1 tác giả khác
Nông dân nuôi cá lóc trên cồn cát ở Quảng Bình kiến nghị chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp cho những sự cố trên. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng chủ trì diễn đàn - Ảnh: TRẦN LÂM
Sáng 14-10, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng chủ trì diễn đàn nông dân quốc gia với chủ đề "Lắng nghe nông dân nói".
Đề xuất cho phép chuyển đổi đất lúa sang nuôi thủy sản Nông dân Trần Kim Phi (ở Quảng Bình) cho biết ông đang nuôi cá lóc trong bể lót bạt trên vùng cát ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy.
"Nuôi cá lóc trên cát ở Quảng Bình là nghề mới, đang tạo việc làm, thu nhập tốt hơn cho chúng tôi.
Nói đến cồn cát, nhiều người nghĩ đến phải rộng mênh mông, muốn nuôi ở đâu thì nuôi. Nhưng thực tế chúng tôi đang gặp khó khăn về mở rộng mô hình bởi thiếu quỹ đất.
Thêm vào đó, vào ngày nhiều dông bão, sét đánh vào các cột điện gió ở địa phương gây cá chết hàng loạt, ảnh hưởng tới sản xuất của bà con".
Do đó ông Phi đề nghị bộ trưởng, chủ tịch hội nông dân có giải pháp làm sao để khi sét đánh vào cột điện gió không làm chết cá của bà con nông dân.
"Cồn cát rộng mênh mông nhưng nông dân xin cấp thêm đất sản xuất là rất khó, đề nghị cấp trên có giải pháp để bà con mở rộng sản xuất phát triển kinh tế" - ông Phi nói.
Còn nông dân Nguyễn Hữu Ánh (ở Cà Mau) cho biết vùng Cà Mau dồi dào thủy sản, tôm, cá, ở Tân Thành mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng rất hiệu quả.
Quá trình nuôi hơn 20 năm qua cho thấy thổ nhưỡng Cà Mau nuôi cá chình rất tốt, nhưng khó khăn là cấp lãnh đạo giữ đất nông nghiệp 100% không cho chuyển mục đích, chuyển nghề nghiệp.
"Một số hộ dân phải bỏ đất hoang, hỏi thì nông dân cho biết làm ruộng lỗ, làm mướn có lời hơn. Lý do là nuôi cá xen làm ruộng thì chuột gần ruộng phá, không thể làm cho thu nhập được. Hiện nay nhiều hộ dân muốn chuyển đổi sang nuôi cá chình không được.
Chúng tôi kiến nghị lãnh đạo nghiên cứu lại giúp vùng nào nuôi con gì, trồng cây gì hiệu quả với vùng đất đó thì cho phép chuyển đổi để nông dân phát triển kinh tế" - ông Ánh nói.
Nông dân Nguyễn Hữu Ánh đặt câu hỏi tại diễn đàn - Ảnh: TRẦN LÂM
Đất nông nghiệp có thể nuôi thủy sản, chăn nuôi, làm du lịch Chia sẻ với câu hỏi của ông Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết khu vực này đang có xung đột sản xuất giữa nuôi trồng thủy sản và sản xuất lúa, giữa nước ngọt và nước lợ cho nên có những diện tích, có những hộ dân đang bị xung đột lẫn nhau.
"Tôi có đến thăm mô hình của bác Ánh rồi, bác đề nghị rất đúng nhưng đang gỡ. Hôm đó chúng tôi đã mời Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau xuống xem tận nơi và có giải pháp tháo gỡ cho bà con. Đúng là ở đây bà con nuôi cá chình rất mạnh và bí thư Tỉnh ủy cũng nói có lẽ phải nghiên cứu, xem xét quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản cho bà con" - ông Đoàn nói.
Trả lời hai câu hỏi của nông dân Quảng Bình và Cà Mau, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Luật Đất đai 2024 vừa qua đã đưa vào thuật ngữ mới, đó là đất đa mục đích, có nghĩa là đất nông nghiệp có thể nuôi thủy sản, có thể chăn nuôi hay làm du lịch, có lẽ ở địa phương đang lúng túng chưa tiếp cận được.
"Thuật ngữ đất đa mục đích, tôi nghĩ rằng sẽ gần như cởi trói được vấn đề vướng mắc lâu nay trong quá trình chuyển đổi đất đai, từ vùng nuôi cá chình ở Cà Mau cho tới nuôi cá lóc ở Quảng Bình. Tôi sẽ chuyển lời đề xuất của các bác nông dân vừa kiến nghị tới lãnh đạo tỉnh Cà Mau, Quảng Bình" - ông Hoan nói.
Đối với việc sét đánh vào các cột điện gió, ông Hoan cho biết sẽ trao đổi với lãnh đạo địa phương xem khi cấp phép làm điện gió thì đánh giá tác động môi trường ra sao, ảnh hưởng như thế nào tới vùng nuôi trồng thủy sản của bà con.
Nếu có tác động thì phải có phương án nào để đền bù hay di dời vùng nuôi đến nơi nào đó an toàn.
Sao chép thành công