Nội dung liên quan Mỹ, Tin Quốc Tế

Báo Tuổi Trẻ Online,

Siêu bão hoành hành khắp thế giới trong tháng 9, 'thủ phạm' nào?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 07:21:33 01/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/sieu-bao-hoanh-hanh-khap-the-gioi-trong-thang-9-thu-pham-nao-20240930215852682.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Không chỉ bão Yagi tàn phá Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, thế giới còn phải chứng kiến nhiều siêu bão để lại hậu quả cực kỳ lớn chỉ trong vài tuần cuối tháng 9. Nhà cửa đổ nát do siêu bão Helene tại bang Florida (Mỹ) - Ảnh: AFP
Giới chuyên gia nhận định các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục là hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu trong bối cảnh năm 2024 nhiều khả năng sẽ là năm nóng nhất lịch sử.
Nhiệt độ - "thủ phạm" gây siêu bão Trung Quốc tiếp tục là nạn nhân của thời tiết cực đoan khi thành phố Thượng Hải đón siêu bão Bebinca với cường độ mạnh nhất trong 75 năm qua. Chỉ bốn ngày sau đó, bão Pulasan tiếp tục đổ bộ thành phố này.
Ở bên kia Thái Bình Dương, Mỹ cũng bị thiên nhiên "tấn công" từ hai phía với siêu bão Helene ở bờ Đông và bão John ở bờ Tây. Trong khi đó, nhiều nước châu Âu cũng rơi vào cảnh lụt lội nghiêm trọng do bão Boris.
Lý giải hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết nhiệt là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các cơn bão. Không khí nóng ẩm từ các vùng biển nhiệt đới bốc lên và tạo ra khu vực áp suất thấp. Tại đây không khí xung quanh bị hút vào, hình thành luồng khí xoáy quanh. Nếu nhiệt độ mặt biển tiếp tục cao, cơn bão mạnh dần và phát triển thành bão nhiệt đới
Tác động của nhiệt lên bão được thể hiện rõ qua sự mạnh lên "thần tốc" của siêu bão Helene. Theo báo New York Times , chỉ trong khoảng từ sáng đến chiều 26-9, bão Helene đã phát triển từ cấp độ 1 (ít nghiêm trọng nhất) lên thành cấp độ 4 (thảm họa) theo thang đo của Mỹ.
Ông Brian McNoldy, nhà nghiên cứu bão nhiệt đới tại ĐH Miami (bang Florida, nơi hứng chịu nhiều thiệt hại từ bão Helene nhất), cho biết sự phát triển nhanh chóng trên là do nhiệt độ đại dương khu vực vịnh Mexico khi ấy ở mức "ấm kỷ lục hoặc gần kỷ lục".
Không chỉ châu Mỹ, châu Âu cũng ghi nhận thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu. Theo Tổ chức World Weather Attribution, sự nóng lên toàn cầu khiến hậu quả của bão Boris nặng nề gấp đôi. Tổ chức này khẳng định lượng mưa của cơn bão này lớn hơn từ 7 - 20% so với các cơn bão có tính chất tương tự trong giai đoạn tiền công nghiệp.
Nhiều nước châu Âu như Ba Lan, CH Czech, Áo, Đức… ghi nhận lượng mưa cao kỷ lục từ ngày 12 đến 15-9. Lượng mưa trong bốn ngày này ở những nước trên cao gấp 5 lần lượng mưa trung bình của tháng 9.
Theo mô hình giám sát thời tiết thế giới của Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU), năm 2024 có tháng 6 và tháng 8 nóng nhất trong lịch sử theo dõi thời tiết. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA - Mỹ) đánh giá mức nhiệt trong tháng 7-2024 cũng loanh quanh gần mốc kỷ lục.
C3S cho biết những số liệu trên cho thấy năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất lịch sử này.
Bà Julien Nicolas, nhà khí tượng học tại cơ quan này, khẳng định: "Chúng tôi hiểu rằng nóng lên toàn cầu dẫn đến các hình thái khí hậu cực đoan với cường độ lớn hơn. Những gì chúng ta vừa thấy trong mùa hè vừa qua không phải ngoại lệ".
Biện pháp giảm thiệt hại vẫn chưa đủ Theo
World Weather Attribution , châu Âu cần thực hiện những biện pháp thích nghi nhằm giảm thương vong do thời tiết cực đoan.
Trong nhiều năm qua, lục địa già đã đầu tư đáng kể vào các hệ thống dự báo và cảnh báo sớm bão lũ, đồng thời củng cố các hệ thống thủy lợi, chống lũ. Nhiều quy trình chống lũ đã được nghiên cứu và triển khai như việc xả sớm nước của các hồ chứa nhằm hạn chế thiệt hại.
Dưới sức ép từ Liên Hiệp Quốc, đến nay đã có 101 quốc gia có quy trình cảnh báo sớm thời tiết cực đoan, ít nhất là trên giấy tờ. Con số này nhiều gấp đôi số liệu vào năm 2015.
Nhờ những hệ thống như trên, các nước mới có thể kịp thời phát lệnh sơ tán dân quy mô lớn. Tiêu biểu như lệnh sơ tán 44.000 dân ở thành phố Nysa (Ba Lan) trong vài ngày qua.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng các biện pháp thích nghi và giảm nhẹ thiệt hại trên vẫn chưa đủ để đối phó với bão lũ thời kỳ nóng lên toàn cầu.
Bà Maja Vahlberg, cố vấn rủi ro khí hậu tại Trung tâm khí hậu Chữ thập đỏ - Lưỡi liềm đỏ ở Hà Lan, nhấn mạnh: "Chúng ta cần đặt việc chuẩn bị ứng phó lũ lụt và quy hoạch không gian làm ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng là phải xem xét lại cách thức và vị trí đặt quy hoạch để giảm thiểu nguy cơ từ lũ lụt. Việc bảo vệ tương lai cho các thành phố đòi hỏi sự thích ứng liên tục".
Châu Á đối phó bão Krathon Tính đến 9h ngày 30-9, bão Krathon nằm cách mũi Nga Loan (Đài Loan) 220km về phía đông nam, di chuyển hướng tây - tây bắc với tốc độ 9km/h. Sức gió mạnh nhất đạt 162km/h, gió giật 198km/h.
Theo Đài CNA, một chuyên gia thời tiết dự báo bão Krathon sẽ gây mưa lớn và gió mạnh tại Đài Loan từ ngày 1 đến 3-10. Bão cũng có thể đổi hướng về phía đảo Jeju (Hàn Quốc) và gây ảnh hưởng trực tiếp đến bán đảo Triều Tiên.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan đã ban hành cảnh báo dông bão, mưa lớn tại nhiều địa phương từ ngày 29-9 đến 3-10.
Ngày 29-9, Cục Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai Thái Lan báo cáo lũ lụt trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến khoảng 40.000 gia đình ở 17 tỉnh miền bắc và khu vực Isan.
Sao chép thành công