Nội dung liên quan Brazil, Tin Quốc Tế

Báo Lao Động Online,

Sinh tồn trong bão lũ

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:07:31 15/09/2024 theo đường link https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/sinh-ton-trong-bao-lu-1393470.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Cảnh lũ lụt ở thành phố Canoas, tiểu bang Rio Grande do Sul, Brazil hồi cuối năm 2023. Ảnh: Xinhua
Bão lũ nghiêm trọng tàn phá nhiều vùng của Brazil đã đảo lộn cuộc sống của cô cùng bao người dân khác, khiến tất cả phải vật lộn với những mất mát không thể đong đếm.
Lũ lụt nghiêm trọng
The Guardian đưa tin, khi trận mưa lớn trút xuống vào đêm 3.5, một dòng người bắt đầu đổ về Đại học Lutheran Brazil ở thành phố Canoas, thuộc tiểu bang Rio Grande do Sul, cực Nam của Brazil. Trong suốt một tuần, những trận mưa lớn liên tiếp làm mực nước sông dâng cao, gây ngập nhà cửa, buộc nhiều người phải tìm nơi tránh trú. Ba tuần sau, trường đại học này đã tiếp nhận hàng nghìn người và trở thành địa điểm trú ẩn lớn nhất cho người dân sơ tán lũ. Theo báo cáo của chính quyền tiểu bang, hơn 580.000 người đã phải di dời, trong đó có gần 70.000 người phải sống nhờ tại các điểm trú ẩn an toàn. Tổng cộng có 2,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận mưa xối xả và lũ lụt.
Trong khuôn viên trường Đại học Lutheran Brazil, những chiếc lều dựng tạm, những gia đình, trẻ em và vật nuôi chen chúc ở khắp nơi, hàng dài người xếp hàng trước nhà vệ sinh và cả những người cầu nguyện dọc hành lang tòa nhà.
Juan Romero, một thợ mộc 54 tuổi di cư từ Venezuela, đến trú tại trường Lutheran cùng với các cháu của mình sau khi giúp giải cứu một số người ở khu vực Mathias Velho. Ông chỉ kịp lấy được giấy tờ quan trọng trước khi căn nhà chìm trong nước lũ.
Claudia Duarte, một phụ nữ 59 tuổi, đã di chuyển lên tầng hai ngôi nhà của mình vì tin chắc rằng nước không thể lên cao đến thế. Tuy nhiên, khi lực lượng cứu hộ đến giải cứu gia đình bà, nước đã ngập đến thắt lưng. “Bên ngoài, giống như một biển nước mênh mông nhấn chìm mọi mái nhà. Tôi thậm chí đã quay sẵn một video để vĩnh biệt mọi người” - bà Claudia Duarte chia sẻ.
Cũng thuộc bang Rio Grande do Sul, thành phố Eldorado do Sul bị ngập lụt đến 98%, khiến gần như toàn bộ dân số phải di dời đến các thị trấn lân cận. Khi nước rút đi khỏi một số khu vực, việc lái xe qua các đường phố được ví như đang đi qua một bãi phế liệu khổng lồ, với những đống đồ đạc, quần áo, đồ gia dụng và đồ dùng cá nhân chất đống trên vỉa hè, xe hơi bị hỏng ngổn ngang ở khắp mọi nơi.
Lác đác có những người phải ăn ngủ trong xe hơi và trong những chiếc lều tạm bợ bên lề đường. Một người đàn ông cho biết, anh ta đã sống trong xe hơi cùng với năm chú chó của mình trong suốt ba tuần vì không có nơi trú ẩn nào chấp nhận tất cả chúng.
Tại thành phố Porto Alegre, William Santos, một tình nguyện viên 29 tuổi, giúp đưa những người hàng xóm băng qua vùng ngập nước trên một chiếc thuyền nhỏ. Vì anh ấy thường xuyên tiếp xúc với nước lũ bị ô nhiễm, nên các nhân viên y tế đã tiêm vaccine và thuốc cho anh cùng những người tình nguyện khác để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
Trong khu phố của William Santos, nhiều hộ dân bị mất điện trong gần ba tuần. Họ xin đi nhờ xe tải quân sự vượt qua các khu vực bị ngập lụt, sau đó bắt xe buýt đến nhà người thân, tắm nước nóng và sạc điện thoại.
Người dân địa phương cho biết khu vực này từng nhiều lần xảy ra lũ lụt , nhưng chưa từng có trận lũ nào nghiêm trọng đến thế.
Khi nước lũ dâng lên nhanh chóng, Rosangela biết mình đang trong tình thế nguy hiểm. “Tôi không biết bơi, và chiếc thuyền thì quá nhỏ, tôi sợ mình sẽ chết” - cô nhớ lại.
Lực lượng cứu hộ giải cứu người dân ra khỏi khu vực nước lũ tại thành phố Canoas, tiểu bang Rio Grande do Sul, Brazil ngày 8.5.2024. Ảnh: Xinhua
Kỹ năng sinh tồn khi bão lũ
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt... ở các khu vực trên trái đất. Để ứng phó với thiên tai, theo các chuyên gia, điều tốt nhất và an toàn nhất là bạn nên chú ý sơ tán đến nơi an toàn theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể gặp phải những tình huống khẩn cấp, bất ngờ không thể di dời. Khi đó bạn sẽ phải đối mặt với thực tại ra sao?
NationalGeographic chia sẻ lời khuyên hữu ích về kỹ năng sống sót khi có thiên tai của Tim MacWelch - chuyên gia Tạp chí Ourdoor Life, ông cũng là huấn luyện viên sinh tồn, tác giả của nhiều cuốn sách hướng dẫn sinh tồn bán chạy nhất của NewYork Times.
MacWelch cho biết, mọi người cũng nên chuẩn bị sẵn sàng các đồ thiết yếu gồm nước uống, đồ ăn khô, đèn pin chiếu sáng, đồ sơ cứu, thuốc men và các vật dụng tiện ích khác. Chuyên gia cũng lưu ý, nên dự trữ đồ ăn và nước uống đủ dùng trong tối thiểu 1 tuần. Mặc dù các tình huống thiên tai xảy ra thường sẽ cải thiện đáng kể trong vòng 72 giờ đầu tiên nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu có đủ đồ ăn, nước uống cho gia đình trong vòng 1 tuần để ứng phó với thiên tai là bạn đã làm tốt hơn nhiều người khác.
Trong khi bão lũ đang diễn ra, điều quan trọng nhất mà ai cũng nên thực hiện kể cả trong các tình trạng khẩn cấp khác, đó là phải giữ thái độ bình tĩnh. Sợ hãi vốn là phản ứng tự nhiên của con người khi đối mặt với tình huống đáng sợ, là bản năng giúp chúng ta tránh xa nguy hiểm. Tuy nhiên, nỗi sợ không được kiểm soát dễ trở thành hoảng loạn khiến bạn hành động sai lầm.
Làm gì khi bạn đang ở giữa vùng lũ và hết nước sạch dự trữ? Lúc này bạn cần đi tìm nguồn nước và khử trùng. Có nhiều cách để làm được điều này, hãy tìm nguồn nước sạch nhất có thể, chẳng hạn như hứng nước mưa hoặc tận dụng nước còn sót lại trong bình nước nóng phòng tắm. Trong trường hợp bất khả kháng không thể tìm được nguồn nước chỉ có thể sử dụng nước lũ - vốn là hỗn hợp của bùn đất, nước thải cùng nhiều chất độc hại – hãy tìm cách chưng cất đơn giản để làm sạch. Nếu không thực hiện được, phương án cuối cùng dành cho bạn đó là đun sôi nước lũ trong vòng 10 phút để khử trùng nhưng chỉ nên uống một lượng rất nhỏ đủ để đẩy lui cơn khát.
Tìm nguồn nước và khử trùng là kỹ năng sinh tồn hàng đầu mà mọi người cần nắm được.
Nếu bạn bị thương giữa cơn bão lớn hay lũ lụt và không thể tiếp cận chăm sóc y tế. Bạn nên sơ cứu vết thương, khử trùng bằng nước sạch hoặc cồn, sau đó giữ cho vết thương luôn được sạch sẽ. Tránh lội nước khi bạn không biết rõ địa hình, bạn có thể giẫm phải đinh hoặc vật sắc nhọn, vết thương gây ra dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc uốn ván.
Điều kiện thời tiết mưa bão, làm sao để giữ ấm cơ thể? Theo chuyên gia MacWelch, mẹo sinh tồn nho nhỏ có thể giúp ích cho bạn. Hãy sử dụng các vật liệu cách nhiệt như giấy vò nát, màng xốp bong bóng hoặc thậm chí là lá cây để nhét bên trong quần áo. Chúng sẽ tạo thành lớp bảo vệ, ngăn cơ thể thoát nhiệt.
Mặt khác, chuyên gia sinh tồn nhấn mạnh, để chuẩn bị tốt nhất cho tình huống thiên tai, bão lũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn hãy tham gia các khóa học kỹ năng sinh tồn cần thiết như bơi lội, sơ cứu, tìm hiểu cách nấu ăn đơn giản, cách xử lý nước sạch...
“Hãy học mọi thứ có thể vì chúng chắc chắn sẽ hữu ích khi có thiên tai xảy ra” - Tim MacWelch nói.
Sao chép thành công