Nội dung liên quan Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng, Tin Trong Nước, Thị trấn Trần Đề
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Sóc Trăng quản lý hiệu quả khoáng sản: Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
21:51:41 19/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/soc-trang-quan-ly-hieu-qua-khoang-san-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-380275.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Lê Hùng (thực hiện) (TN&MT) - Tỉnh Sóc Trăng đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm quản lý, cấp phép, khai thác và bảo vệ hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Thái Chân - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng. Ông Ngô Thái Chân - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng. PV: Công tác quản lý, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện ra sao trong thời gian qua, thưa ông? Ông Ngô Thái Chân: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương liên quan đến lĩnh vực khoáng sản; siết chặt công tác thẩm định, cấp phép khai thác khoáng sản; lập quy hoạch, điều tra, thăm dò tài nguyên khoáng sản trên các tuyến sông, kênh rạch, khu vực biển. Đồng thời, xây dựng phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; quy định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quy chế phối hợp với các địa phương giáp ranh; góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên các lưu vực sông, kênh rạch, kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây thất thoát khoáng sản và sạt lở bờ sông. Thực hiện Luật Quy hoạch, Sóc Trăng đã rà soát xây dựng phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh và lồng ghép vào Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 25/8/2023, trong đó có 6 khu mỏ với tổng diện tích trên 1.503ha, trữ lượng cấp tài nguyên 333 là 33.443.166m3. Thực hiện Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát các mỏ cát trong các khu của quy hoạch. Qua đó xác định 8 mỏ cát sông có chất lượng phục vụ cát san lấp với diện tích khoảng 680ha. Đến thời điểm này, tỉnh đã bàn giao hồ sơ 6 mỏ cát cho các nhà thầu để lập thủ tục theo quy định và UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã xác nhận 2 bản đăng ký khai thác cho 2 nhà thầu với trữ lượng trên 1,1 triệu m3; gia hạn 1 mỏ cát đã cấp phép cho doanh nghiệp với trữ lượng gần 1,2 triệu m3 cát để phục vụ Dự án thành phần 4 và các dự án trọng điểm quốc gia theo Nghị quyết số 106/2023/QH 15 ngày 28/22/2023 của Quốc Hội. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ TN&MT triển khai thực hiện Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long” để đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và hạ tầng giao thông kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu và các khu - cụm công nghiệp. Đến nay, Dự án đã có kết quả bước đầu là đánh giá được tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1 tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cấp 333, cấp 222 đạt 680 triệu m3, trong đó, cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3 có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, Bộ TN&MT cũng đã bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết quả đánh giá tài nguyên cát biển khu B1 cho tỉnh Sóc Trăng để quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT cũng đã trình UBND tỉnh Sóc Trăng xác nhận 2 mỏ cát biển cho nhà thầu thi công thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 với khối lượng gần 5,5 triệu m3 và 1 mỏ cát cho Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 và Dự án cầu Đại Ngãi 2 với khối lượng 2 triệu m3. Có thể khẳng định, với nguồn tài nguyên cát sông, cát biển đã và đang được khai thác trên địa bàn tỉnh không chỉ đáp ứng nhu cầu san lấp mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn tạo thêm nguồn thu cho ngân ngân sách, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. PV: Ông có thể chia sẻ về những khó khăn trong công tác quản lý cũng như cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng? Do Sóc Trăng ở cuối nguồn sông Hậu nên cát sông lẫn nhiều bùn và tạp chất, cát hạt mịn, phải tuyển rửa mới sự dụng được, các mỏ cát qua đánh giá nếu khai thác ở cote -16 m so với quy hoạch trước đây sẽ không đủ khối lượng cung cấp cho Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua địa bàn tỉnh; tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua diễn biết phức tạp. Vì vậy, việc khai thác cát sông cần phải được đánh giá kỹ lưỡng nhằm hạn chế sạt lở ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Theo quy định cấp tỉnh chỉ quản lý trong vùng biển 6 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền. Do đó, việc quản lý, khai thác, vận chuyển cát biển thuộc khu vực biển nằm ngoài 6 hải lý sẽ gây nhiều khó khăn cho tỉnh. Nguồn cát biển khai thác ở Sóc Trăng góp phần quan trọng phục vụ san lấp các dự án, công trình trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. PV: Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác khoáng sản, tỉnh Sóc Trăng tập trung triển khai các giải pháp nào, thưa ông? Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với các sở, ngành, nhà thầu, đơn vị tư vấn để tháo gỡ, nghiên cứu sử dụng công nghệ khai thác cát sông phù hợp, tăng độ sâu khai thác nhằm đảm bảo nguồn cát phục vụ dự án; đồng thời, thường xuyên theo dõi, đánh giá tác động đến lòng, bờ, bãi sông trước khi tiến hành khai thác. UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã thành lập 2 Tổ công tác liên ngành để quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác cát sông, cát biển; thành lập Tổ bảo vệ hoạt động khai thác cát biển 24/24h. Tỉnh Sóc Trăng cũng tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản; kiến nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ địa phương triển khai xây dựng đề án khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên cát biển biển ở khu vực nằm trong phạm vi vùng biển 6 hải lý để sử dụng cát biển phục vụ các trong trình trọng điểm của tỉnh và xây dựng khu bến cảng Trần Đề cũng như phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến đường kết nối các vùng, cảng biển, cửa khẩu, khu - cụm công nghiệp trong vùng. Đối với công tác quản lý, khai thác cát biển, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Chính phủ xem xét, giao các bộ ngành liên quan quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển cát biển của các nhà thầu thi công đối với các khu vực nằm ngoài vùng biển 6 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.