Hoa học trò | Báo điện tử Tiền Phong,

Sôi nổi hoạt động chào mừng 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:25:52 14/10/2024 theo đường link https://hoahoctro.tienphong.vn/soi-noi-hoat-dong-chao-mung-110-nam-ngay-sinh-dong-chi-ly-tu-trong-post1682236.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nữ miền Bắc
Nữ miền Bắc
HHT - Nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), trong những ngày này, Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đón gần 15.000 lượt du khách, đoàn viên thanh niên trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tưởng niệm đồng chí Lý Tự Trọng.
Mùa Hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu - người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên Cộng sản Đoàn.
Đến Thái Lan, Hồ Tùng Mậu liên lạc được với cụ Tú Đặng tức Đặng Thúc Hứa, một sĩ phu chủ chốt trong “Quang phục Hội” truyền đạt ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có 1 học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12 tuổi). Song cuối cùng, xét về cả tư chất và thân nhân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng - 1 trong số 8 đoàn viên cộng sản đầu tiên. Lý Tự Trọng là người thứ 8 được kết nạp do đến năm 1929 anh mới đủ 15 tuổi.
Năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn thanh niên, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ.
Ngày 8/2/1931, trong buổi tuyên truyền dịp kỷ niệm 1 năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn tên mật thám Legrand để bảo vệ đồng đội của mình đang diễn thuyết. Thực dân Pháp đã ra sức truy lùng, bắt sống và giam giữ, tra tấn anh vô cùng dã man.
Năm 1931, thực dân pháp kết án anh tội tử hình. Tại phiên tòa, Lý Tự Trọng tuyên bố đanh thép: "... Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác"
Ngày 20/11/1931, Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém vẫn bình tĩnh, ung dung bước đi, miệng hô lớn hai tiếng "Việt Nam" và hát nhiều lần bài Quốc tế ca.
Hướng tới Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh anh Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), những ngày qua, Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng đã đón gần 15.000 lượt du khách, đoàn viên thanh niên trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tưởng niệm đồng chí Lý Tự Trọng.
Đồng thời, tỉnh Đoàn Hà Tĩnh cũng tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị, kết nạp Đoàn viên mới, vinh danh đoàn viên thanh niên tiêu biểu trong các lĩnh vực, tham gia vệ sinh môi trường, chăm sóc, tôn tạo khu di tích...
Trong chương trình đã ra mắt Công trình số hoá Thông tin về anh hùng Lý Tự Trọng và Công viên Lý Tự Trọng, BTC đã trao tặng các cuốn sách "Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử" cho thư viện trường THPT Phan Đình Phùng, công trình Hàng ghế đá thanh niên. Bên cạnh đó, BTC đã tổ chức cuộc thi rung chuông vàng tìm hiểu về anh hùng Lý Tự Trọng.
Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh anh Lý Tự Trọng, dự kiến diễn ra vào ngày 20/10 với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên”. Chương trình khắc hoạ về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng. Ngoài ra, còn có hội thảo khoa học “Tinh thần Lý Tự Trọng - Khát vọng của thanh niên”; trưng bày, triển lãm ảnh và một số hoạt động khác.
Sao chép thành công