Nội dung liên quan Thị trấn Nam Phước, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, Tin Trong Nước
Báo Tuổi Trẻ Online,
Sửng sốt cảnh kỳ dị của ngôi nhà giữa thị trấn ở Quảng Nam
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:22:46 01/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/sung-sot-canh-ky-di-cua-ngoi-nha-giua-thi-tran-o-quang-nam-20240930144533092.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có cụ ông hàng chục năm xây ngôi nhà kỳ dị bằng những vật liệu cóp nhặt khắp nơi. Ngôi nhà, đúng ra là hang động ấy, tồn tại hàng chục năm qua như thách thức mọi quy luật về kiến trúc, xây dựng. Dù hàng chục năm nhưng tới nay nhiều người vẫn không thể hiểu nổi bố cục căn nhà của ông Huỳnh Hộ - Ảnh: B.D. Nằm bên con đường dẫn từ ngã ba Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ) rẽ lên hướng thánh địa Mỹ Sơn, ngôi nhà mặt tiền của ông Huỳnh Hộ lộ ra như một công trình bỏ hoang, đổ nát. Nhà mà… không phải là nhà ở Quảng Nam Ông Hộ nằm trên chiếc giường cũ mèm, trên người chỉ đắp một tấm chăn mỏng trùm phần hông. Sau nhiều năm đau yếu, ông Hộ đã nằm hẳn một chỗ. Ngôi nhà của ông vẫn trong cảnh dở dang. Bà Lê Thị Nữ - 86 tuổi, vợ ông Hộ - cầm cây đèn pin đưa chúng tôi ra chái nhà phía sau. Tất cả tối om và nặng mùi ẩm mốc. Ngôi nhà của ông Hộ trông chẳng khác gì công trình xây dựng bỏ hoang nhiều năm. Vào phía trong là cảnh rối rắm, ngổn ngang không theo hàng lối kiến trúc nào. Tất cả được xây theo kiểu ngẫu hứng, vật liệu là gạch vụn, thép rỉ trộn với bê tông. Thấy người lạ bối rối trước sự kỳ quái của căn nhà, bà Lê Thị Nữ rọi đèn pin chỉ vào một bậc tam cấp vòng vo uốn lượn như hình xoắn ốc. Theo bà, đây chính là cái "cầu thang" mà chồng bà đã đắp để làm lối đi lên tầng trên. Ngôi nhà của ông Hộ nhìn từ mặt trước - Ảnh: B.D. Luồn theo những bậc xi măng lởm chởm này, phần gác hai lộ ra trông kỳ dị hơn. Những trụ bê tông chống đỡ theo kiểu ưa chỗ nào thì đắp lên chỗ đó, tường bao cũng được trét rối rắm mà không có gạch. Do xây không theo khuôn mẫu, hình khối nào nên nước thấm dột khắp nơi. Đứng dưới nhà mà có cảm giác như trong một hang động lâu năm, nước rỉ trên các khe hở xuống chảy tràn mặt sàn. Dị nhân Quảng Nam hàng chục năm làm nhà kỳ dị Ngôi nhà của ông Ba Hộ nổi tiếng bởi sự khác thường về hình khối, vật liệu từ những thứ nhặt nhạnh ngoài đường. Thời gian xây dựng cũng qua hàng chục năm. Bà Lê Thị Nữ cho biết hai vợ chồng bà được cha mẹ để lại cho mảnh đất nằm ở gần ngã ba Nam Phước. Mảnh đất này rộng hơn 300m , mặt tiền rộng chừng 10m ngay trục đường trung tâm thị trấn. Khi hai ông bà lấy nhau và sinh con, ông Hộ hằng ngày đi nhặt đồng nát, kéo xe bò (xe lôi) kiếm sống. Ở nhà bà nuôi 3 đứa con và làm các công việc phụ. Những trụ đỡ chẳng giống bất cứ công trình nào tại nhà ông Hộ - Ảnh: B.D. Thời gian đầu cả nhà tá túc trong cái chòi nhỏ dựng trên khuôn viên đất. Khoảng từ năm 1980, sau mỗi bữa đi kéo xe về, bà thấy chồng mình bắt đầu mang những hòn gạch vụn, có hôm thì từng bó thép phế liệu, hôm lại bao xi măng người ta làm dở tấp ở sau nhà. "Tui cứ tưởng ổng tập kết để gom bán phế liệu. Nhưng sau khoảng mấy tháng thì tá hỏa khi thấy ổng tự trộn xi măng với cát, lấy tay vục khuấy đều rồi bắt đầu xây" - bà Nữ nhớ lại. Vợ ông Hộ nói rằng ngay cả bản thân bà cũng không thể tưởng tượng nổi thứ gọi là "ngôi nhà" của chồng mình lại có hình thù quá khác biệt như vậy. Ông Hộ lọ mọ làm một mình mà không kêu bất cứ ai, không lấy mẫu nhà nào về áp dụng. Bà Nữ kể rằng thời gian đầu phần bê tông, thép và gạch bữa được chồng bà xây lên còn thấp nên không mấy ai chú ý. Nhưng sau một thời gian thì người gần đó biết chuyện và kéo qua coi ngó. "Ngôi nhà" bỗng trở thành tâm điểm. Chính quyền rất nhiều lần xuống kiểm tra, yêu cầu dừng thi công nhưng ông Hộ vẫn không chịu. Theo bà Nữ, thấy cha mình làm ngôi nhà quá khác lạ, các con ông đi học về thì khóc đứng khóc ngồi vì bị bạn bè chọc ghẹo. Có lần vì muốn can ông, mấy đứa con lén lấy xi măng, hồ vữa, gạch thép đi vứt. Ông Hộ nổi cơn giận, dí mấy cậu con chạy quanh xóm. Cận cảnh mảng tường ngoài của nhà ông Hộ - Ảnh: B.D. "Ổng dữ dằn quá nên không ai can ngăn nổi. Tự ổng đi nhặt vật liệu rồi cuối ngày lụi cụi làm. Ngôi nhà bắt đầu xây từ lúc con nhỏ xíu mà mấy chục năm sau chưa xong. Thực tế là tới giờ nhà cũng chưa xong, nhưng ổng bệnh nằm liệt giường nên không tiếp tục làm nữa. Khổ cái là bệnh tật, đau yếu nằm một chỗ nhưng cứ đòi dậy xây nhà. Con cái ở xa về mỗi lần bàn tới chuyện phá dỡ công trình để làm chỗ ở cho đàng hoàng nhưng ổng nhất quyết không chịu" - bà Nữ nói giọng bất lực. Bà Lưu Thị Kim Ngân, người thuê phần trước gian nhà của ông Hộ - nói rằng ông là một người lập dị. Đúng ra với phần đất rộng rãi, trung tâm đắc địa như vậy thì sẽ bán đi để tìm một nơi ở khang trang. Nhưng ông Hộ vẫn nhất quyết tự xây nhà. Nhà của ông làm hàng chục năm nhưng chẳng ai dám ở ngoài cá nhân ông. Khi còn khỏe, ông Hộ ôm chăn màn, đồ đạc ra phía sau căn nhà của mình rồi khoanh một ô trống lại để trú ngụ ở đó. Vợ con ông thì ở gian nhà cũ cấp 4 phía trước khu đất. Chờ thời điểm thích hợp để tháo dỡ Chủ tịch UBND thị trấn Nam Phước - ông Văn Bá Thanh nói ông Hộ là một người lập dị. Nhà ngay trung tâm thị trấn, ông có 3 con trai hiện đã ổn định, sống ở nơi khác nhưng vẫn không chịu phá dỡ công trình để xây chỗ ở tươm tất, an toàn Nhiều lần chính quyền xuống kiểm tra, yêu cầu tháo dỡ nhưng ông Hộ phản ứng dữ dội. Ngôi nhà xây từ lâu, thiếu an toàn và không phù hợp với bối cảnh chung, nhưng chính quyền chưa thể làm mạnh tay. "Người bình thường chẳng ai lại đi làm nhà như vậy. Dù sao ông Hộ cũng đã cuối đời, không còn sống được bao lâu nữa nên chúng tôi hy vọng những người thân trong gia đình sẽ có tính toán, thay đổi phù hợp khi có điều kiện thích hợp" - ông Thanh nói.