Nội dung liên quan Trung Quốc, Tin Quốc Tế

Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,

Tác động từ gói hỗ trợ khủng của Trung Quốc đến khu vực và Việt Nam ra sao?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:20:06 02/10/2024 theo đường link https://plo.vn/tac-dong-tu-goi-ho-tro-khung-cua-trung-quoc-den-khu-vuc-va-viet-nam-ra-sao-post812777.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vừa công bố chính sách hỗ trợ bất động sản quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID19 đến nay. Việt Nam sẽ hưởng lợi gián tiếp qua chính sách này, theo chuyên gia từ Công ty Chứng khoán Agribank.
Các giải pháp mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đưa ra gồm (1) Nới lỏng chính sách tiền tệ; (2) Tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường nhà ở; (3) Hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Trưởng phòng phân tích, CTCK Agribank (AGR) – ông Nguyễn Anh Khoa
Tóm tắt gói hỗ trợ này, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank cho biết:
+ Đối với nhóm giải pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, PBoC đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020; giảm lãi suất repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày 0,2% xuống còn 1,5%; giảm lãi suất cho vay trung hạn 0,3% và lãi suất cho vay cơ bản 0,2 – 0,25%.
Đối với nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường nhà ở, các khoản vay mua nhà hiện hữu sẽ được giảm 0,5% lãi suất. Đồng thời sẽ giảm tỷ lệ chi trả tối thiểu ban đầu cho khoản vay mua nhà thứ hai từ 25% về 15%. Mức hỗ trợ tối đa dành cho các khoản vay được tài trợ bởi PBoC sẽ tăng từ 60% lên thành 100%. Ngoài ra, các nhà phát triển bất động sản được kéo dài thời gian hỗ trợ đến hết năm 2026.
Ngành bất động sản Trung Quốc có tỷ trọng đóng góp cao trong tổng quan nền kinh tế - Ảnh: WSJ
Đối với nhóm giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho phép các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các quỹ đầu tư tiếp cận nguồn vốn của PBoC để mua cổ phiếu, trái phiếu, ETFs với hạn mức hơn 70 tỷ USD.
PBoC cũng có gói vay lãi suất 1,75% dành cho các ngân hàng với hạn mức khoảng 42 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết mua lại cổ phần.
. Gói hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc tác động như thế nào tới thị trường tài chính khu vực và kinh tế Việt Nam?
+ Thị trường tài chính đã có những phản ứng tích cực. Ngay sau khi các thông tin về chính sách hỗ trợ của Trung Quốc được công bố, hai chỉ số chứng khoán đại lục đã bật tăng mạnh, trong đó chỉ số Shanghai tăng 3,88%, chỉ số Shenzen tăng 4,04%. Đây có thể coi là phiên giao dịch tích cực nhất của chứng khoán đại lục từ đầu năm đến nay.
Với việc Trung Quốc tung ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn, tôi kỳ vọng các quốc gia trong khu vực bao gồm Việt Nam có thể mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng.
Tác động tâm lý của gói hỗ trợ kinh tế và bất động sản khủng từ Trung Quốc đang giúp nhiều thị trường chứng khoán tại châu Á tăng điểm - Ảnh: GettyImages
Ngoài ra, gói kích thích của Trung Quốc có thể sẽ cải thiện tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Đây có thể là nhân tố thúc đẩy quá trình đảo chiều dòng vốn ngoại từ trạng thái bán ròng sang mua ròng tại các thị trường châu Á, giai đoạn cuối năm.
Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn, là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 37,86 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm, đồng thời là là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 99,29 tỉ USD.
Chính sách của PBoC có thể kích cầu tiêu dùng của Trung Quốc, qua đó tác động tích cực tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc phục hồi sẽ giúp chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu được tiết giảm, hỗ trợ chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.
. Những ngành sản xuất nào của Việt Nam sẽ hưởng lợi?
+ Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ thị trường nhà ở hướng đến thị trường bất động sản, ngành xây dựng. Nhu cầu vật liệu xây dựng như thép đang ở vùng đáy sẽ tăng lên, tác động đến giá thép toàn cầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chiếm hơn 1/4 tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Nếu kinh tế nước này phục hồi thì nhu cầu tiêu thụ dầu có thể tăng, đẩy giá dầu thế giới lên cao.
Còn với nước ta, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm là 1,14 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ tác động tới ngành sản xuất ô tô, tức sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu cao su.
Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam, với giá trị thương mại 1,02 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thì nhu cầu tiêu dùng thủy sản sẽ cải thiện.
. Xin cám ơn ông!
Sao chép thành công