Báo SGGP Online,

Tác phẩm "Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ" được trao giải thưởng Trần Văn Giàu

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 03:33:19 29/09/2024 theo đường link https://www.sggp.org.vn/tac-pham-do-thi-sai-gon-cho-lon-truoc-nam-1945-qua-tai-lieu-luu-tru-duoc-trao-giai-thuong-tran-van-giau-post761121.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngày 28-9, Ủy ban Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu đã công bố và trao Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần thứ 12 năm 2024 cho tác phẩm "Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ" của tác giả Võ Nguyên Phong và Cù Thị Dung, do Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM xuất bản và phát hành.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng đại diện các hội, trung tâm, nhà xuất bản đã dự lễ trao giải thưởng.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng đại diện Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu trao thưởng cho tác giả Võ Nguyên Phong và Cù Thị Dung
Tác phẩm "Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ" ngoài phần mở đầu và kết luận thì được bố cục thành 2 phần với 4 chương. Trong đó, phần 1 tác giả trình bày trong phạm vi không gian rộng (cả vùng đất Gia Định), phần 2 tập trung trình bày đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn với địa giới cụ thể.
Tác phẩm cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua việc khai thác các tài liệu lưu trữ. Các tác giả đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn, không chỉ tập trung vào khía cạnh chính trị mà còn đề cập đến các vấn đề xã hội, văn hóa và đời sống hàng ngày của người dân nơi đây. Tác phẩm đi sâu vào các khía cạnh văn hóa và xã hội của đô thị này, bao gồm đời sống của các cộng đồng người Việt, Hoa và các nhóm dân tộc khác. Qua đó, giúp đọc giả hiểu rõ hơn về lịch sử và sự phát triển của Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đây là tác phẩm được ra đời trên nghiên cứu, thu thập tư liệu của tác giả Võ Nguyên Phong và Cù Thị Dung. Cũng theo các tác giả, trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của mình, bên cạnh việc thừa hưởng khối tài liệu tham khảo phong phú của các tác giả cùng thời và các nhà nghiên cứu đương thời thì tác giả còn dùng nhiều tài liệu lưu trữ của các trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước, công trình nghiên cứu, đặc biệt từ các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và IV.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã gửi lời chúc mừng các tác giả đoạt Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần thứ 12 năm 2024. Chủ tịch UBND TPHCM cũng đánh giá cao tác phẩm đoạt giải và sự làm việc công tâm, khách quan, có hiệu quả của Ủy ban giải thưởng Trần Văn Giàu trong việc tìm ra tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Tác phẩm đoạt giải sẽ là những tài liệu, tư liệu quý giúp ích cho chính sách quy hoạch và liên kết vùng của nước nhà. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TPHCM cũng mong muốn giải thưởng Trần Văn Giàu sẽ được mở rộng để ngày càng có nhiều tác giả trong và ngoài nước tham gia, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi lễ
Đại diện Ủy ban giải thưởng Trần Văn Giàu cho biết, giải thưởng Trần Văn Giàu được thành lập năm 2002 theo nguyện vọng của cố GS Trần Văn Giàu. Giải thưởng được trao cho các công trình thuộc lĩnh vực lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam bộ và cực Nam Trung bộ (từ Ninh Thuận đến Cà Mau). Các tác phẩm đoạt giải đều là các sản phẩm có chất lượng cao, giá trị tốt, có sức lan tỏa, góp phần làm giàu đẹp thêm trí tuệ và văn hóa Việt Nam.
KIM HUYỀN
Sao chép thành công