Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nhiều chủ tàu du lịch ở Hạ Long (Quảng Ninh) đang gặp khó về việc không thuê được đơn vị trục vớt, những chiếc tàu du lịch càng để ngâm dưới nước biển lâu ngày càng hỏng hóc nhiều hơn. Ghi nhận của PV VietNamNet , ngày 27/9, tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long vẫn còn rất nhiều tàu du lịch bị đắm trong cơn bão số 3 vẫn chưa thể trục vớt.
Tại đây, vào thời điểm thủy triều lên, nhiều chiếc tàu gần như bị chìm hoàn toàn. Thủy triều rút, tàu vẫn dầm mình trong nước mặn. Trên bờ, lều tạm được che bằng bạt được dựng lên để các chủ tàu, nhân viên ở lại để trông coi ngày đêm.
Các chủ tàu tại đây đều chung mong muốn tìm được thêm nhiều đơn vị nhận trục vớt tàu chìm để nhanh chóng đưa đi sửa chữa. Bởi, tàu ngâm nước thêm ngày nào là mức độ hư hỏng, thiệt hại lại tăng thêm.
Túc trực tại khu vực tàu đắm nhiều ngày, ông Bùi Văn Tuyên (chủ đội tàu Indochine Hạ Long) cho biết, đội tàu của ông có 4 chiếc bị đắm trong thời điểm bão số 3 đổ bộ. Tính đến hôm nay là tròn 20 ngày số tàu này chưa được trục vớt.
Nhiều tàu chìm gần như toàn bộ dưới nước. Ảnh: Phạm Công
Lý do chậm trễ là vì có rất ít đơn vị nhận trục vớt tàu chìm, đắm. Hơn nữa, số tàu thiệt hại tại Hạ Long quá nhiều nên muốn trục vớt phải đợi xếp hàng tới lượt. Ông Tuyên cho biết thêm, phí trục vớt mỗi tàu du lịch từ 50 đến 80 triệu đồng, ngoài ra còn phải bao chi phí ăn, ở mỗi ngày cho thợ làm việc.
"Trục vớt tàu đắm phụ thuộc rất nhiều vào thủy triều, nước xuống mới tiến hành công việc được. Thuận lợi thì nhanh một ngày mới vớt được một chiếc tàu, còn không thì phải 2 ngày. Trục vớt xong còn phải đưa về nơi sửa chữa, tàu đắm khiến tôi bị thiệt hại hơn 10 tỷ đồng", ông Tuyên cho biết.
Ông Bùi Văn Tuyên bị đắm 4 chiếc tàu du lịch đang chờ được trục vớt lên. Chiếc tàu sau lưng ông Tuyên đã ngâm nước biển 20 ngày. Ảnh: Phạm Công
Ông Tuyên cùng các chủ tàu đều mong muốn sớm nhận được tiền hỗ trợ từ chính quyền địa phương để bớt gánh nặng kinh tế trong việc tái thiết hoạt động du lịch. Hiện các chủ tàu đã nhận được văn bản của chính quyền địa phương về việc hướng dẫn làm thủ tục để nhận tiền hỗ trợ sau khi rà soát.
Được biết, tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu có khoảng 23 tàu du lịch bị chìm, đắm sau khi bão số 3 đổ bộ.
Trước đó, ngày 23/9, tại kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026, 100% đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh đã nhất trí thông qua 5 nghị quyết.
Trong đó, có nghị quyết hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền có đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm do bão số 3 trên địa bàn.
Tại cảng Tuần Châu có 23 tàu du lịch bị chìm, đắm. Ảnh: Phạm Công
Mức hỗ trợ chi phí trục vớt phương tiện bị chìm là 50 triệu đồng/phương tiện tàu, thuyền đối với phương tiện có chiều dài từ 12m trở lên, 15 triệu đồng/phương tiện tàu, thuyền đối với phương tiện có chiều dài từ 6-12m.
Tỉnh Quảng Ninh không xem xét hỗ trợ đối các phương tiện tàu thuyền đã mua bảo hiểm thân, vỏ tàu, các phương tiện tàu, thuyền không chấp hành nghiêm túc các quy định phòng, chống bão hoặc không thực hiện di chuyển, neo đậu vào đúng vị trí neo đậu, tránh trú bão theo chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương.
Chi phí trục vớt từ 50-80 triệu đồng/tàu du lịch. Ảnh: Phạm Công