Nội dung liên quan Thụy Sĩ, Tin Quốc Tế
Báo Quân đội Nhân dân,
Tại sao NATO mở văn phòng liên lạc ở Geneva?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
10:10:37 15/09/2024
theo đường link
https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/tin-tuc/tai-sao-nato-mo-van-phong-lien-lac-o-geneva-794438
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ mở văn phòng liên lạc tại Geneva (Thụy Sĩ) vào cuối năm nay. Bài phân tích mới đây đăng trên trang mạng swissinfo.ch đã lý giải nguyên nhân liên minh quân sự đưa ra quyết định này. Theo swissinfo.ch, vào tháng 10-2023 đã xuất hiện thông tin NATO muốn mở văn phòng liên lạc ở Geneva. Sau đó, thông tin này được xác nhận chính thức. Trong tháng 7 vừa qua, NATO đã ký thỏa thuận với Thụy Sĩ về việc mở văn phòng liên lạc của liên minh quân sự này tại Geneva. Văn phòng liên lạc của NATO sẽ được đặt tại Trung tâm Chính sách an ninh Geneva (GCSP), một tổ chức quốc tế cung cấp đào tạo trong các lĩnh vực thúc đẩy hòa bình và an ninh. Hiện NATO có các văn phòng tương tự tại Vienna (Áo) và New York (Mỹ). Chính quyền Thụy Sĩ nhấn mạnh rằng, văn phòng liên lạc của NATO sẽ tạo điều kiện cho liên minh quân sự tăng cường trao đổi với các tổ chức có trụ sở tại Geneva, trong đó có Liên hợp quốc. Văn phòng liên lạc của NATO được đặt tại Trung tâm Chính sách an ninh Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: swissinfo.ch Lâu nay, Geneva được coi là một trung tâm lớn về ngoại giao đa phương và đi đầu trong quản lý các lĩnh vực liên quan đến giải trừ quân bị và luật nhân đạo quốc tế. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Liên hợp quốc và một số cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC). Do đó, đây là một địa điểm có ý nghĩa chiến lược đối với NATO. Liên minh quân sự này đã hợp tác với Liên hợp quốc trong hoạt động gìn giữ hòa bình trong nhiều năm. Tại Geneva, NATO sẽ dễ dàng tiếp cận các nhà ngoại giao khi có hơn 180 quốc gia có đại diện ở thành phố này. Bên cạnh đó, NATO cũng có thể tương tác với 750 tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva. Một số tổ chức trong số đó hoạt động trong lĩnh vực an ninh hoặc rà phá bom mìn. Ông David Sylvan, Giáo sư danh dự tại Viện sau đại học Geneva, cho rằng việc mở văn phòng liên lạc là một trong những dấu hiệu cho thấy NATO đang bắt đầu tập hợp lại và không chỉ tập trung ở khu vực Bắc Đại Tây Dương mà còn ở châu Phi, thậm chí là châu Á. Trong những năm gần đây, một số quốc gia không phải là thành viên của liên minh, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO. Việc NATO mở văn phòng liên lạc tại Geneva đã gây ra một số tranh cãi. Các chính trị gia Thụy Sĩ ở cả cánh tả và cánh hữu đều cho rằng sự hiện diện của NATO tại Geneva đi ngược lại với chính sách trung lập của Thụy Sĩ. Theo quan điểm của họ, động thái này cũng có nguy cơ làm tổn hại đến danh tiếng của Geneva vốn được mệnh danh là “thủ đô hòa bình của thế giới”. Thụy Sĩ duy trì chính sách trung lập từ năm 1815. Dù không phải thành viên của NATO, nhưng Thụy Sĩ đã tham gia chương trình đối tác vì hòa bình của liên minh quân sự từ năm 1996. Chương trình này được thiết lập giữa NATO và các quốc gia thứ ba. Báo cáo chính sách đối ngoại năm 2024 của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nêu rõ nước này có ý định tăng cường hợp tác với NATO trong lĩnh vực chính sách an ninh. Chính phủ Thụy Sĩ tin rằng văn phòng liên lạc của NATO sẽ củng cố vị thế của Geneva như một trung tâm thảo luận về các vấn đề chính sách an ninh. Chính phủ Thụy Sĩ cũng khẳng định, quyết định cho phép NATO mở văn phòng liên lạc phù hợp với chính sách trung lập của nước này. Đạo luật Nhà nước chủ nhà của Thụy Sĩ, một khuôn khổ pháp lý chi phối mối quan hệ giữa Chính phủ nước này và các tổ chức mà họ tiếp nhận, coi NATO là một tổ chức liên chính phủ giống như bất kỳ tổ chức nào khác. Các chính trị gia ủng hộ quyết định của Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng việc NATO mở văn phòng liên lạc phù hợp với danh tiếng của Geneva, nơi chào đón và cởi mở với thế giới. Họ cũng kỳ vọng rằng sự hiện diện của NATO tại Geneva sẽ góp phần tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề hòa bình và an ninh. LÂM ANH * Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới xem các tin, bài liên quan.