Nội dung liên quan Singapore, Tin Quốc Tế
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:51:47 30/09/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/tao-san-choi-lon-cho-nganh-blockchain-phat-trien-post391649.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển. Quan điểm pháp lý của các nước trên thế giới Singapore là một trong những quốc gia hàng đầu áp dụng Blockchain, khi Chính phủ đầu tư mạnh mẽ nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Nhờ môi trường pháp lý thuận lợi, Singapore đã trở thành một điểm quan trọng cho các dịch vụ phát hành tiền mã hóa lần đầu đầu (ICO), nhiều doanh nghiệp Blockchain cũng chọn đặt trụ sở tại đây. Malta bắt đầu khuyến khích áp dụng blockchain từ năm 2017 và được mệnh danh là “quốc đảo Blockchain”. Năm 2018, Quốc hội Malta đã thông qua 3 đạo luật, cung cấp một khung pháp lý chặt chẽ để quản lý các hoạt động ICOs, tài sản số, và các dịch vụ liên quan. Đặc biệt, nước này đã miễn thuế thu nhập từ các tài sản tiền mã hóa và Token tiện ích. Cuối năm 2021, chính phủ Malta đã đưa Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) vào khuôn khổ và triển vọng hướng dẫn thương mại… Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi. Nguồn: ITN Không chỉ Singapor và Malta, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận một trong những chìa khóa mở cửa nhanh nhất cho nền kinh tế kỹ thuật số chính là công nghệ Blockchain. Blockchain “góp mặt” ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế giới như dịch vụ tài chính, ngân hàng; logistic; các chuỗi cung ứng; y tế, chăm sóc sức khỏe; trò chơi điện tử; nhận dạng kỹ thuật số… Bên cạnh những thuận lợi, công nghệ Blockchain cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các chính phủ các nước đó chính là liên quan đến các vấn nạn trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố… Lý do chính là tính xuyên quốc gia của Blockchain thách thức việc thi hành luật của các quốc gia sở tại… Do đó, nhiều nước cho rằng, việc ứng dụng công nghệ Blockchain cần đặt trong nhiệm vụ quản lý tài sản ảo, phòng chống rửa tiền, chống tài sản khủng bố, phòng chống rủi ro cho hệ thống ngân hàng... Hiện nay, cách tiếp cận pháp lý của các chính phủ trên thế giới đối với Blockchain được phân loại thành 4 cách: “Quyền được quên lãng” (right to be forgotten); “Kinh doanh trước, quy định sau”; “Quy định trước, kinh doanh” sau và cuối cùng là sự kết hợp giữa “Kinh doanh trước, quy định sau và Quy định trước, kinh doanh” sau tùy trường hợp cụ thể… Trong một nghiên cứu của mình, Liên minh châu Âu đã áp dụng cách tiếp cận “thận trọng” dựa trên các tiêu chuẩn GDPR (Quy định chung về bảo vệ dữ liệu) nhằm duy trì kiểm soát của chính công dân EU. Ngược lại, một số nước như Mỹ; Anh; Pháp; Trung Quốc; Hàn Quốc… được xếp vào nhóm “Quy định trước, kinh doanh sau”; trong khi các nước như Singapore; Phillippines; Nhật Bản… gần đây thực hiện chính sách “Kinh doanh trước, quy định sau” hoặc kết hợp cả hai cách tiếp cận trên… Khuyến khích ứng dụng, phát triển công nghệ Blockchain Mặc dù được nhận định có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư lĩnh vực này ở Việt Nam đến từ chính sách và khung pháp lý. Điều này đã khiến nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Theo các chuyên gia, đây cũng là một dạng "chảy máu chất xám" và nguồn lực khi sản phẩm do kỹ sư Việt Nam thiết kế nhưng lại mang danh nghĩa nước khác... Tại hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng công nghệ Blockchain trong phát triển kinh tế - xã hội ” do Ban Công tác đại biểu tổ chức mới đây tại Thanh Hóa, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, TS. Trần Tuyết Mai cho rằng: cản trở lớn nhất để ngành Blockchain phát triển ở Việt Nam chính là do pháp luật hiện hành của nước ta chưa có sự rõ ràng trong việc quy định pháp lý về tài sản ảo/tài sản mã hóa; chưa có khung pháp lý liên quan đến huy động vốn qua việc phát hành tài sản mã hóa, tiền mã hóa (như ICO, ITO hay STO) và giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Trong đó, chủ yếu liên quan đến việc vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa... Việc thiết lập, hoàn thiện hành lang pháp lý về công nghệ Blockchain tại Việt Nam là cần thiết. Theo đó, cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng quan điểm với TS. Trần Tuyết Mai, nhiều đại biểu dự hội nghị bày tỏ quan điểm cần xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ Blockchain trong quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mới, các ứng dụng và sản phẩm trên nền tảng công nghệ Blockchain liên tục xuất hiện nên việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện để điều chỉnh các hoạt động liên quan sẽ rất khó khăn và có thể chưa khả thi tại thời điểm hiện nay. Các đại biểu “hiến kế”, trước mắt cần ban hành khung pháp lý quản lý thử nghiệm (Sandbox) đối với công nghệ Blockchain tại Việt Nam. Trong đó, cần đẩy nhanh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thí điểm về phát hành và giao dịch của các tài sản mã hóa được hình thành trên nền tảng công nghệ Blockchain cũng như cơ chế quản lý, xử lý việc sử dụng, trao đổi, đầu tư các tài sản này; nên ưu tiên xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho các sàn giao dịch, đặc biệt là các sàn crypto-fiat; các hoạt động phát hành token chứng khoán ra công chúng (STOs)… Các cơ quan nhà nước cần tiên phong ứng dụng thành tựu về khoa học, công nghệ trong đó có công nghệ Blockchain để nâng cao hiệu quả hoạt động và đổi mới phương thức quản trị, điều hành cũng như cung ứng dịch vụ công. Bên cạnh đó, duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng phát triển công nghệ ở tầm quốc gia cũng như quốc tế để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc, khó khăn trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ này… Bách Hợp