Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết | Báo Đại biểu Nhân dân

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 09:00:58 03/10/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/bai-1-tap-trung-vung-dac-biet-kho-khan-giai-quyet-van-de-buc-thiet-post392097.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đó là những kết quả nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn - 1 trong 3 Chương trình MTQG được thực hiện trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm. Ảnh: Xuân Nghiệp
Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực
Thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về thực hiện 3 chương trình MTQG. Thường xuyên rà soát hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chương trình đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung và nghiên cứu, cụ thể hóa đảm bảo phù hợp với quy định mới của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ bản phù hợp điều kiện thực tiễn của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG
Tỉnh đã huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện các chương trình MTQG bảo đảm nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng và nội dung giữa 3 chương trình. Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các địa bàn còn nhiều khó khăn. Trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh đã phân bổ các nguồn lực thực hiện bảo đảm đúng mục tiêu và nội dung của từng chương trình. Trong đó, tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ các địa phương lập quy hoạch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các xã, huyện thuộc lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới, đầu tư hệ thống các trường lớp học tại các xã phấn đấu đạt chuẩn, nâng cấp đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất.
98,5% hộ dân được sử dụng điện
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - 1 trong 4 chương trình MTGQ được triển khai trên địa bàn tỉnh với 10 dự án thành phần và 14 tiểu dự án. Từ năm 2022 - 2024, tỉnh đã phân bổ 2.118.797 triệu đồng triển khai thực hiện các nội dung chính sách của chương trình.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ 741.405 triệu đồng, với mục tiêu chung là thực hiện giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả, mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cơ bản đạt theo kế hoạch; các cấp, ngành tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư, triển khai đầy đủ, kịp thời các dự án, tiểu dự án thành phần. Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ vốn đầu tư xây dựng 54 công trình cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo; hỗ trợ triển khai 263 dự án phát triển sản xuất với 6.193 hộ, trong đó hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 73%... Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản hàng năm đều giảm.
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình ngay từ đầu giai đoạn. Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn; giải quyết những vấn đề bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt, sắp xếp bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và cộng đồng, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân...
Kết quả từ năm 2022 đến nay, đã hỗ trợ xây dựng 830 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); hỗ trợ chuyển đổi nghề 399 hộ; hỗ trợ 3.428 hộ mua téc nước, vật dụng dẫn nước, làm bể chứa nước; đầu tư xây dựng 55 công trình nước sinh hoạt tập trung, 7 dự án sắp xếp ổn định dân cư, 957 công trình hạ tầng thiết yếu, 6 công trình chợ, 10 công trình đường giao thông liên xã, 25 công trình trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường có học sinh bán trú, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn; 36 nhà văn hóa; thực hiện các hoạt động trồng rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 108.812,19ha, với 641 cộng đồng, 10.574 hộ gia đình được hưởng lợi; hỗ trợ 163 dự án phát triển sản xuất (61 dự án chuỗi giá trị, 102 dự án phát triển sản xuất cộng đồng) với 4.838 hộ được thụ hưởng; bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 3.911 công chức, viên chức; hỗ trợ đào tạo nghề 5.615 lao động.
Đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch gồm: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch.
Sao chép thành công