Nội dung liên quan Xã Phước Đông, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, Tin Trong Nước
Báo Tin Tức,
Tây Ninh: Lấy đà tăng tốc kinh tế cuối năm
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
01:17:14 08/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/kinh-te/tay-ninh-lay-da-tang-toc-kinh-te-cuoi-nam-20241007203650968.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang có xu hướng phục hồi tốt, nhờ đó tăng trưởng GRDP 9 tháng của tỉnh dự kiến đạt 7,2%. Đáng nói, các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tỉnh đã và đang phát huy được hiệu quả. Công nhân Công ty TNHH SaiLun Việt Nam tại KCN Phước Đông, Xã Phước Đông, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh thực hiện các công đoạn sản xuất lốp xe. Ảnh minh họa: Thanh Tân/TTXVN Duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh Theo thống kê của UBND tỉnh Tây Ninh, 9 tháng năm 2024, hầu hết các nhóm ngành sản xuất công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 13,4%. Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định, diện tích cây trồng xuống giống đạt 237.767 ha, đạt 92,3%, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt 119,5 ha, tăng 99,5 ha so với cùng kỳ. Các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quan tâm thực hiện, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mang lại giá trị cao cho ngành. Du lịch cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế, xã hội của tỉnh 9 tháng. Theo ông Trần Anh Minh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, hoạt động du lịch đã diễn ra sôi nổi, khách tham quan các khu, điểm du lịch đạt khoảng 4,5 triệu lượt khách, đạt 81,5% so kế hoạch, tăng 7,1%; tổng doanh thu du lịch ước đạt 2.384 tỷ đồng, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 41,7% so cùng kỳ. Cũng theo ông Trần Anh Minh, từ đầu năm ngành du lịch đã triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng hiện có nhằm phát triển du lịch gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương, tạo sự đột phá trong thu hút khách du lịch năm 2024, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cùng với đó, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 84,1% dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ; trong đó, có các khoản thu tăng đột biến thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực đầu tư nước ngoài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực kinh tế ngoài quốc dân. Điểm sáng là có 8/9 huyện, thị xã, thành phố có số thu đạt trên 75% dự toán; trong đó, huyện Gò Dầu đạt 103,9%, vượt dự toán đề ra; huyện Tân Biên đạt 95,8%, huyện Bến Cầu đạt 93%...Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 80,4% so với kế hoạch, tăng 12,8%. Tuy nhiên, UBND tỉnh Tây Ninh cũng nhìn nhận thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng; một số dự án đầu tư chậm triển khai thực hiện. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước giảm mạnh, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm nên chỉ được giao bổ sung kế hoạch vốn trong quý II/2024. Bên cạnh đó, năm 2024 có nhiều dự án lớn khởi công mới, đang thực hiện công tác thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, dự kiến đến quý III mới tổ chức lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công các gói thầu xây dựng, dẫn đến việc giải ngân của các dự án trọng điểm sẽ dồn vào cuối năm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo định hướng của tỉnh. Phát huy vai trò Tổ công tác đặc biệt Để 3 tháng cuối năm 2024 đạt được nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, UBND tỉnh Tây Ninh đã đề nghị các sở, ngành, đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực, các đột phá chiến lược. Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, trước mắt, các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nhiệm vụ trọng tâm, dự án công trình trọng điểm đã được xác định. Đáng nói, phát huy vai trò của Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ 1/8/2024 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Cùng đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại các cửa khẩu, khơi thông, phát triển thương mại biên mậu, đảm bảo nguyên liệu sản xuất, chế biến của doanh nghiệp trong tỉnh. Đồng thời, tiếp tục mời gọi thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế biến nông sản, gắn với vùng nguyên liệu và nâng cao giá trị gia tăng tại địa phương. Trong 3 tháng cuối năm, Tây Ninh cũng triển khai việc tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyết định thu hồi đất chi tiết, chi trả kinh phí bồi thường cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1). Song song đó, tỉnh cũng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của chương trình phục hồi, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến cuối năm giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự án, điều chuyển kế hoạch vốn các dự án giải ngân thấp sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; khắc phục tình trạng chủ quan, thiếu tích cực, dồn giải ngân vào những tháng cuối năm dẫn đến không hoàn thành kế hoạch được giao. Giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Giang Phương (TTXVN)