Nội dung liên quan Nga, Tin Quốc Tế
Báo Vnexpress,
Tên lửa ATACMS Ukraine 'phá hủy radar 100 triệu USD' của Nga
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
01:50:45 04/10/2024
theo đường link
https://vnexpress.net/ten-lua-atacms-ukraine-pha-huy-radar-100-trieu-usd-cua-nga-4799880.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Quân đội Ukraine tuyên bố đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS để phá hủy radar Nebo-M, khí tài hàng hiếm có giá 100 triệu USD của Nga. "Các đơn vị thuộc lực lượng tên lửa Ukraine đã tập kích thành công hệ thống radar Nebo-M của Nga bằng tên lửa đạn đạo ATACMS. Việc nó bị phá hủy sẽ khiến Nga suy giảm đáng kể năng lực phát hiện, bám bắt, đánh chặn mục tiêu khí động học và đạn đạo", quân đội Ukraine ngày 3/10 thông báo. Lực lượng này nhấn mạnh radar Nebo-M là mục tiêu rất khó bắn trúng, do nó thường vận hành dưới chế độ tàng hình. Mỗi tổ hợp có giá hơn 100 triệu USD và Nga chỉ còn 10 hệ thống đủ khả năng hoạt động. "Phá hủy radar Nebo-M sẽ tạo ra 'hành lang trên không' giúp việc khai hỏa tên lửa Storm Shadow và EG-SCALP trở nên hiệu quả hơn", quân đội Ukraine nhấn mạnh, song không cung cấp bằng chứng về đòn tập kích, cũng như địa điểm và thời điểm diễn ra vụ tấn công. Các thành phần của tổ hợp radar Nebo-M tại triển lãm quốc phòng ở Nga năm 2018. Ảnh: Wikimedia Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin. Được đưa vào biên chế quân đội Nga từ năm 2017, Nebo-M là hệ thống radar tầm xa đa nhiệm, có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách gần 600 km, sở hữu năng lực nhận diện, bám bắt các mối đe dọa đạn đạo và máy bay tàng hình. Một tổ hợp Nebo-M gồm nhiều thành phần, trong đó có radar RLM-M, radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) RLM-D và xe chỉ huy KU-RLK. Các radar RLM-M và RLM-D có thể được thiết lập để chuyển dữ liệu mục tiêu cho nhiều hệ thống phòng không, trong đó có S-300 và S-400. Joseph Trevithick, bình luận viên chuyên trang quân sự War Zone , hồi tháng 5 nhận định nếu Nga để mất một tổ hợp Nebo-M, Ukraine sẽ dễ dàng tiến hành các cuộc tập kích tầm xa bằng tên lửa ATACMS hoặc Storm Shadow/SCALP-EG hơn. Lữ đoàn Pháo binh Dã chiến số 17 Mỹ khai hỏa tên lửa ATACMS từ pháo HIMARS tháng 7/2023. Ảnh: Lục quân Mỹ Mỹ năm ngoái chuyển giao cho Ukraine số lượng không xác định tên lửa ATACMS phiên bản M39 mang đầu đạn chùm. Nó có tầm bắn 165 km, đầu đạn chứa 950 quả đạn con M74, được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính. Khi kích nổ, tên lửa phát tán các quả đạn con trên diện tích gần 110 km2, có thể gây sát thương trên diện rộng với người và phương tiện. Washington hồi tháng 3 chuyển giao cho Kiev biến thể ATACMS có tầm bắn 300 km, nhưng không rõ là phiên bản dùng đạn chùm hay đầu đạn đơn nhất. Ukraine đã nhiều lần sử dụng tên lửa ATACMS để tập kích khí tài giá trị cao của Nga trong cuộc xung đột. Kiev đang kêu gọi Washington cho phép Ukraine sử dụng loại đạn này để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga, nhằm ngăn cản oanh tạc cơ mang bom lượn của đối phương cất cánh, song Mỹ tới nay chưa đồng ý. Phạm Giang (Theo Ukrainska Pravda, Kyiv Independent, War Zone