Nội dung liên quan Đức, Tin Quốc Tế
Báo Tin Tức,
Thách thức đối với giấc mơ trở thành 'siêu cường tài chính' của EU
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:01:45 06/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/thach-thuc-doi-voi-giac-mo-tro-thanh-sieu-cuong-tai-chinh-cua-eu-20241006104913134.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trong bối cảnh hội nhập tài chính châu Âu, Đức lại thể hiện sự thận trọng khi phản đối động thái thâu tóm Commerzbank của UniCredit. Hành động này không chỉ phản ánh lợi ích kinh tế nội địa, mà còn làm dấy lên những lo ngại về khả năng tạo dựng một thị trường tài chính thống nhất trong EU. Biểu tượng đồng Euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Theo tờ Politico ngày 4/10, trong một diễn biến đầy bất ngờ, Đức một lần nữa thể hiện sự thận trọng của mình trong việc hội nhập tài chính châu Âu, làm rạn nứt những kỳ vọng về việc trở thành một siêu cường tài chính trong Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện UniCredit, một ngân hàng lớn của Italy, có động thái thâu tóm Commerzbank – ngân hàng lớn thứ hai của Đức – đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Hành động này không chỉ phản ánh những lợi ích kinh tế nội địa mà còn làm dấy lên câu hỏi về khả năng thực sự của EU trong việc tạo dựng một thị trường tài chính thống nhất và hiệu quả. Thái độ phản đối mạnh mẽ từ Thủ tướng Scholz đối với việc UniCredit mua lại Commerzbank ngay lập tức chỉ ra rằng tham vọng hội nhập tài chính sâu rộng trong EU vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Scholz mô tả động thái này là “cuộc tấn công không thân thiện", thể hiện sự lo ngại rằng một ngân hàng nước ngoài nắm giữ cổ phần lớn có thể làm suy yếu vị thế của Đức trong lĩnh vực tài chính. Đức lo ngại rằng nếu Italy nắm giữ cổ phần lớn hơn ở Commerzbank so với chính phủ Đức, họ có thể làm giảm hoạt động cho vay đối với Mittelstand, nhóm các nhà sản xuất vừa và nhỏ được coi là xương sống nền kinh tế, của Đức. Nghị sĩ châu Âu người Italy, Irene Tinagli, cho rằng khi đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm, ngay cả những quốc gia thành viên kêu gọi hội nhập sâu rộng cũng bắt đầu “suy nghĩ lại”. Đây không phải là lần đầu tiên Đức thể hiện sự ưu tiên lợi ích quốc gia trong quyết định liên quan đến tài chính. Điều này đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và các vấn đề năng lượng liên quan đến Ukraine, nơi mà Berlin đã áp dụng các biện pháp bảo hộ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nội địa, gây ảnh hưởng đến các nước EU nhỏ hơn. Nguy cơ với tương lai hội nhập tài chính Giovanni Sabatini, cựu Giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Italy, lưu ý rằng việc phản đối UniCredit không chỉ là một tín hiệu tiêu cực đối với sự hội nhập của thị trường tài chính châu Âu mà còn là minh chứng cho những cân nhắc chính trị và bảo hộ, thay vì dựa trên các tiêu chí kinh tế thực sự. Ông nhấn mạnh rằng việc xây dựng các tập đoàn ngân hàng lớn tại châu Âu là cần thiết để cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ. "Sẽ là một tín hiệu rất tệ cho sự hội nhập của thị trường tài chính châu Âu nếu điều này bị ngăn chặn không phải dựa trên đánh giá của các cổ đông, mà dựa trên những cân nhắc hoàn toàn mang tính chính trị và bảo hộ. Chúng ta càng thành công trong việc tạo ra các tập đoàn ngân hàng lớn tại châu Âu có quy mô và tầm ảnh hưởng tương đương với các đối thủ cạnh tranh tại Mỹ thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu càng tốt hơn", Giovanni Sabatini, hiện là cố vấn cấp cao tại Grimaldi Alliance, một công ty luật, nêu quan điểm. Liên minh Ngân hàng, được thành lập với mục tiêu kết nối và phát triển các lĩnh vực tài chính của EU, đang phải đối mặt với sự phân mảnh tài chính nghiêm trọng. Với sự thống trị của các ngân hàng lớn của Mỹ, như JPMorgan Chase, có giá trị cao hơn tổng cộng 10 ngân hàng hàng đầu châu Âu, điều này cho thấy EU cần những vụ sáp nhập để tạo ra các ngân hàng có quy mô và tầm ảnh hưởng tương đương. Do đó, việc Thủ tướng Scholz phản đối động thái của UniCredit đã tạo ra làn sóng phản ứng trong cộng đồng châu Âu. Cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Peter Praet, cho rằng phản ứng này là “một thảm họa truyền thông” và nhấn mạnh rằng Chính phủ Đức nên truyền đạt lý do của họ một cách tỉnh táo hơn thay vì gây ra sự hỗn loạn. Một số chính trị gia Đức, như Stefan Berger, cũng đồng tình với ý kiến rằng hành động của Chính phủ Đức không phản ánh lợi ích quốc gia hoặc lợi ích chung của châu Âu. Ngay cả Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng không đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Scholz, cho rằng quyết định nên thuộc về ban quản lý của Commerzbank. Điều này cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ Đức về vấn đề này. Với động thái trên, tương lai của UniCredit trong việc thâu tóm Commerzbank vẫn chưa rõ ràng. Việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xử lý yêu cầu từ UniCredit sẽ quyết định liệu sự mở rộng này có thể diễn ra hay không. Ngoài ra, cuộc bầu cử Quốc hội liên bang Đức trong một năm tới có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng. Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Politico.eu)