Nội dung liên quan Thái Lan, Tin Quốc Tế

Báo Dân Trí,

Thái Lan tham vọng trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon Đông Nam Á

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:24:37 02/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thai-lan-tham-vong-tro-thanh-trung-tam-giao-dich-tin-chi-carbon-dong-nam-a-20241001111646057.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Chính phủ Thái Lan cam kết sẽ thúc đẩy kinh tế xanh, phát triển thành trung tâm năng lượng sạch của khu vực, đặc biệt là muốn sớm trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon của ASEAN. Ngày 30/9, tại hội nghị chuyên đề ESG với chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện", ông Prasert Jantararuangthong, Phó Thủ tướng Thái Lan, cho biết quốc gia này sẽ thúc đẩy nền kinh tế xanh, bằng cách tận dụng lợi thế địa lý gần xích đạo với tiềm năng năng lượng mặt trời quanh năm.
Trong đó Chính phủ sẽ hỗ trợ để quốc gia này phát triển thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch, bao gồm năng lượng mặt trời và các năng lượng thay thế cũng như thúc đẩy thị trường điện tự do, giao dịch tín dụng carbon.
Ông Prasert Jantararuangthong nhấn mạnh rằng Chính phủ đặt mục tiêu đưa Thái Lan trở thành trung tâm của ASEAN về giao dịch tín chỉ carbon thông qua Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan, tạo ra một hình thức an ninh năng lượng mới cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu năng lượng trong ASEAN.
"Sáng kiến này sẽ đưa Thái Lan đi đầu ở ASEAN trong việc giảm lượng khí thải carbon, mở ra cánh cửa thương mại toàn cầu và mang lại lợi thế cạnh tranh cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước", Phó Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Thái Lan cũng cho hay Chính phủ đã lồng ghép việc giải quyết các vấn đề về môi trường vào các chính sách của mình và vạch ra lộ trình "Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)" để giảm khí thải nhà kính.
Ông Prasert Jantararuangtong, Phó Thủ tướng Thái Lan kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Xã hội số, chia sẻ tại hội nghị (Ảnh: BTC).
Liên quan đến thị trường carbon, ông Thammasak Sethaudom, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn SCG, đề xuất Thái Lan cần hỗ trợ, phân bổ ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận carbon quốc tế.
Ngoài ra, Thái Lan cũng cần thành lập các cơ quan để chứng nhận các tiêu chuẩn, giúp giảm chi phí liên quan đến tín chỉ carbon.
Bên cạnh đó, ông Thammasak Sethaudom cũng đề xuất loạt chính sách để tăng dùng và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng để dùng điện tái tạo nhiều hơn. Ông cho rằng Chính phủ Thái Lan cần đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại năng lượng sạch thông qua việc hiện đại hóa lưới điện, cho phép tất cả các lĩnh vực tiếp cận năng lượng sạch dễ dàng hơn.
Trong khi đó, ông Sangchai Theerakulwanich, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Thái Lan, nhận định rằng thách thức tiếp theo đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ tại Thái Lan là điều chỉnh hoạt động kinh doanh để đáp ứng các quy định mới phát sinh do những thay đổi đến từ môi trường và điều kiện khí hậu.
Các doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ vượt qua những thách thức này và sớm khẳng định khả năng bám trụ trên thị trường.
Ông Thammasak cũng cho rằng quá trình chuyển đổi sang xã hội phát thải carbon thấp không chỉ giúp giảm thiểu tác động của khủng hoảng khí hậu toàn cầu mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện tại và thị trường đầy cạnh tranh.
Việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu (CBAM) sẽ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm phát thải carbon. Do đó, Thái Lan cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xã hội carbon thấp, đồng thời xây dựng năng lực cạnh tranh.
Chính vì vậy, ông cho biết Liên đoàn sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận kiến thức, tiêu chuẩn mới, công nghệ sản xuất xanh, tài chính xanh cả trong nước và quốc tế để giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Sao chép thành công