Nội dung liên quan Xã Luận Thành, Huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Thanh Hóa: Chống sạt lở là nhu cầu cấp thiết của người dân ở khu vực miền núi
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:16:50 14/10/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/thanh-hoa-chong-sat-lo-la-nhu-cau-cap-thiet-cua-nguoi-dan-o-khu-vuc-mien-nui-381552.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mai Trúc Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra hàng năm nên tình trạng sạt lở ở khu vực các huyện miền núi hiện nay đang gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân. Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa cần có biện pháp phương án phòng chống sạt lở, hạ thấp độ cao để đảm bảo an toàn, giúp người dân yên tâm ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Phòng chống sạt lở để đảm bảo an toàn cho người dân Thanh Hóa là địa phương có nhiều huyện miền núi, có địa hình đồi núi đặc trưng dạng bát úp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn khi mưa lũ rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất. Dân cư sinh sống dọc theo triền đồi, chân núi và dọc theo các khe suối, ngành nghề sản xuất chính của nhân dân là nông, lâm nghiệp. Có nhiều vị trí cao chênh lệch so với đường giao thông lên tới hàng chục mét, khiến không ít người dân gặp khó khăn trong việc xây dựng các công trình nhà ở, phát triển các ngành nghề nông nghiệp trở thành rào cản để địa phương hướng tới phát triển kinh tế. Ngoài ra, hàng năm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa bão nhiều nên xảy ra nhiều vị trí đồi cao sát vào nhà dân bị nứt toác, có nguy cơ sạt lở cao, nguy hiểm đến người và tài sản của nhân dân. Chị Hoàng Thị Hoa, thôn Cao Tiến, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân Chị Hoàng Thị Hoa, thôn Cao Tiến, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân không giấu nổi sự lo lắng kể lại: Nhà tôi nằm ngay sát chân đồi, quả đồi cao, dốc treo leo, đợt mưa năm ngoái đã khiến đất đá sạt vào nhà vào giữa ban đêm làm cả gia đình tôi phải chạy náo loạn đi sơ tán đến nơi an toàn. Trận mưa vừa đây lại tiếp tục xảy ra sạt lở, đang có nguy cơ cả quả đồi ập vào nhà. Hiện nay gia đình chúng tôi đang rất lo lắng, nhưng đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền địa phương mong có phương án hỗ trợ gia đình hạ thấp quả đồi sau nhà để chống sạt lở đảm bảo an toàn cho gia đình nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Bà Lương Thị Hải, thôn Sơn Minh, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân cũng tỏ ra bất an: Mỗi khi mùa mưa đến là gia đình chúng tôi sợ lắm, mưa dài ngày làm cho khu vực đồi sau nhà bị nứt toác, nguy cơ sạt lở bùn đất vào nhà. Đợt mưa vừa rồi làm cho nguy cơ sạt lở càng nguy hiểm hơn, mong rằng các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến người dân ở khu vực miền núi cần có biện pháp hạ thấp vận chuyển bớt đất đá ở phía đồi sau nhà để người dân chúng tôi được an toàn và yên tâm sinh sống. Bà Lương Thị Hải, thôn Sơn Minh, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ông Cầm Thanh Xứng, Chủ tịch UBND xã Luận Thành cho biết: Luận Thành là địa phương có dạng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, các hộ dân từ nhiều thế hệ trước và tập quán đã sinh sống ở quanh các các khu vực lưng chừng núi. Do các tác động của biến đổi khí hậu, mưa lớn mà hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 116 hộ có nguy cơ bị sạt lở, 59 hộ có nguy cơ ảnh hưởng bởi lũ và 16 hộ có nguy cơ bị ngập lụt. Mỗi khi có mưa lớn, UBND xã phải vất vả huy động tối đa lực lượng tuyên truyền vận động người dân di dời đến nơi an toàn, bố trí người canh gác đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tình trạng sạt lở đất rất khó dự báo và luôn thường trực diễn ra, đây là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với địa phương, khiến rất nhiều hộ dân bất an, lo lắng. Nhiều hộ dân có đơn lên chính quyền xin hạ thấp độ cao chống sạt lở cũng như có mặt bằng để xây dựng nhà ở và canh tác, nhưng việc vận chuyển đất thải đi nơi khác thì địa phương lại không có thẩm quyền cho phép nên chúng tôi chỉ báo cáo lên cấp trên để có hướng hỗ trợ người dân địa phương. Trước nhu cầu cấp thiết trong vấn đề chống sạt lở hạ thấp độ cao đất đồi tạo mặt bằng để canh tác, xây dựng nhà ở và tạo sự an toàn cho người dân. UBND tỉnh Thanh Hóa đã nắm bắt, lắng nghe tâm tư của người dân. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan, cùng UBND huyện, xã tổ chức kiểm tra thực địa, nghiên cứu, đánh giá, thẩm định, lên phương án thi công hạ thấp độ cao tạo mặt bằng nhà ở và trồng cây cho các hộ dân đảm bảo an toàn, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đây được xem là giải pháp hiệu quả, có tính bền vững, lâu dài, đáp ứng được tiêu chí về đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Các vị trí thi công đều do người dân nộp đơn lên chính quyền địa phương đề nghị được san gạt, hạ thấp độ cao nhằm mở rộng xây dựng nhà ở, chống sạt lở và tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình canh tác hoa màu, trồng cây ăn quả, cây lâu năm. Sau khi được các sở, ban, ngành rà soát kỹ lưỡng hiện trạng, đánh giá điều kiện thực tế tại các khu vực cấp thiết, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận giải quyết đề nghị thi công phương án chống sạt lở đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Ông Quách Công Cát, thôn Nguyệt Thịnh, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc chia sẻ: Gia đình tôi có 2.000 m2 đất ở và hơn 01 ha đất trồng cây, do sinh sống gần khu vực núi đất nên cứ vào mùa mưa, lũ thì vô cùng lo lắng về tình sạt lở đất. Vách đất cao chỉ cách nhà chừng 3m, có thể sạt vào nhà bất cứ lúc nào, thật may mắn vì chính quyền địa phương đã nắm bắt nguyện vọng của gia đình và đồng ý hỗ trợ cho gia đình thực hiện phương án chống sạt lở, giờ đây vách đất đã cách nhà vài chục mét, vì vậy cuộc sống của gia đình đã ổn định và an tâm hơn nhiều. Sau khi đơn vị thi công dự án xong, gia đình có mặt bằng đẹp tiến hành trồng cây, tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập. Bà Phan Thị Nong, thôn Minh Thủy, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc phấn khởi: Nhà tôi có một khu đồi cao ngay sát nhà, cứ mỗi năm mưa lũ lại sạt vào một ít, rất khó khăn cho việc canh tác. Ngay sau khi gia đình làm đơn lên chính quyền xin hạ thấp độ cao chống sạt lở thì được đơn vị thi công về cải tạo, nay gia đình tôi có được khu đồi bằng phẳng để canh tác tăng thêm thu nhập và không còn lo sạt lở đất vào nhà mỗi khi mưa lũ. Ông Lê Văn Định, Trưởng Phòng TN&MT huyện Ngọc Lặc cho biết: Đây là khu vực huyện miền núi nên hầu như các hộ gia đình có đất ở và đất trồng cây ở trên đồi cao nên xây dựng nhà ở đều sát vào chân đồi, mỗi khi mùa mưa lũ nguy cơ sạt lở đất vào nhà là rất cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và người dân có đơn đề nghị, địa phương sẽ có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá để thực hiện phương án chống sạt lở, hạ thấp độ cao. Quan điểm của huyện là hộ gia đình nào có nguy cơ sạt lở thì mới đồng ý cho cải tạo và yêu cầu xã phải giám sát chặt chẽ khu vực thi công và nghiêm cấm việc khai thác khoáng sản. Đến nay, trên địa bàn huyện cũng đã thi công xử lý chống sạt lở được một số hộ gia đình ở các xã Kiên Thọ, Nguyệt Ấn, Minh Sơn… đã nghiệm thu, cơ bản đáp ứng được hiệu quả, người dân cũng không còn nỗi lo về sạt lở đất, họ cũng có mặt bằng để canh tác, trồng cây và xây thêm công trình phụ trợ. Từ những thực tế trên, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết thực hiện phương án thi công chống sạt lở, cải tạo mặt bằng cho khu dân cư ở các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc. Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thạch Thành, Như Thanh… để đảm bảo sự an toàn về tài sản và tính mạng của người dân ở khu vực miền núi. Sau hạ thấp độ cao, người dân phấn khởi có mặt bằng để trồng cây Đến nay, các hộ dân đã yên tâm sinh sống, sản xuất, nỗi lo về những ngày phải di dời đã không còn. Một số phương án đã đem lại hiệu quả rõ rệt điển hình như: Thi công chống sạt lở đất khu dân cư Làng Khóa, thôn Cao Tiến, xã Luận Thành của Công ty Mạnh Tùng Petro, Công ty Tuấn Vũ và Công ty Mạnh Tùng Khang; Hạ thấp độ cao mặt bằng xây dựng nhà ở riêng lẻ và trồng cây lâu năm tại Luận Thành của Công ty Trường An; Thực hiện phương án hạ thấp độ cao hộ gia đình của Công ty Phúc Anh, Công ty Hà Trang, Công ty Quảng Lợi tại xã Kiên Thọ, Nguyệt Ấn, Lam Sơn, Minh Sơn huyện Ngọc Lặc. Việc xử lý nguy cơ sạt lở cải tạo mặt bằng, hạ độ cao để xây dựng nhà ở, trồng cây tăng gia sản xuất. Đây là vấn đề đề cấp thiết, hợp tình, hợp lý mà tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng đối với các hộ gia đình là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Trong quá trình thi công với khối lượng đất, đá thải dư thừa đã được vận dụng làm vật liệu san lấp các công trình trên địa bàn, tránh lãng phí, không gây ảnh hưởng đến môi trường, tăng thu ngân sách cho nhà nước. Quá trình thực hiện được chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc về vấn đề môi trường, thi công đúng mốc giới, thực hiện đúng theo quy định. Người dân lo lắng đợt mưa vừa qua tiếp tục có nguy cơ sạt lở đất đồi vào nhà Tuy nhiên, gần đây do ảnh hưởng của hoàn lưu bão khiến tỉnh Thanh Hóa hứng chịu nhiều đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, khiến nguy cơ sạt lở tại các huyện miền núi lại có nguy cơ tiếp diễn. Trước những diễn biến bất thường của thời tiết trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục rà soát các vị trí cấp thiết, có phương án xử lý chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Được biết trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo, siết chặt các hoạt động tận thu đất đá thải trong quá trình thi công hạ thấp độ cao chống sạt lở, tạo mặt bằng nhà ở riêng lẻ. Trong đó phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người dân, sử dụng tài nguyên hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến môi trường.