Báo Bnews,

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu biến động

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 23:11:00 30/09/2024 theo đường link https://bnews.vn/thi-truong-nong-san-gia-gao-xuat-khau-bien-dong/348679.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bích Hồng - Khánh Ly/TTXVN
Your browser does not support the audio element.
BNEWS
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động nhẹ. Gạo xuất khẩu của Việt Nam có sự giảm nhẹ do sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác.
Tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều loại lúa có sự biến động nhẹ như: lúa OM 5451 có giá từ 7.400 – 7.700 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; OM 18 từ 7.500 – 7.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; IR 50404 từ 7.400 – 7.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Một số loại khác giá ổn định như: Đài thơm 8 có giá từ 8.000 – 8.200 đồng/kg; lúa Nhật từ 7.800 – 8.000 đồng/kg; OM 380 dao động 7.300 đồng/kg… Nếp Long An IR 4625 (khô) ổn định từ 9.500 - 9.700 đồng/kg; nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 - 10.000 đồng/kg. Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 18.000 – 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 20.000 đồng/kg… Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.450 - 10.600 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.800 - 12.900 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.000 - 9.700 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.000 - 6.050 đồng/kg. Hiện một số địa phương đã lên kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025. Long An yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung gieo sạ theo đúng khung lịch thời vụ chung của tỉnh nhằm đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết và các sinh vật gây hại, đảm bảo sản xuất vụ lúa Đông Xuân đạt năng suất cao. Về cơ cấu lúa giống, Long An khuyến cao sử dụng các nhóm giống lúa chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt như: OM18, OM5451, OM4900, OM6976, Jasmine 85, Đài thơm 8, OM7347, IR50404; nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản đang có tỉ lệ gia tăng trong cơ cấu giống chung Jasmine 85, ST24, ST25, Nàng Hoa 9, nếp IR4625... Với vụ Đông Xuân 2024-2025, tỉnh Long An có kế hoạch gieo sạ trên 224.000 ha, phấn đấu sản lượng đạt trên 1,5 triệu tấn. Đối với vụ Hè Thu 2024, tính đến nay Long An đã gieo sạ trên 222.000 ha; đã thu hoạch gần 191.000 ha, năng suất khô đạt gần 5,4 tấn/ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn. Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565 USD/tấn vào ngày 26/9, giảm từ mức từ 575 - 580 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá giảm do sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác như Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, trước áp lực từ nhu cầu trầm lắng và sự cạnh tranh từ các đối thủ có giá rẻ hơn. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức từ 550 - 560 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023 và giảm so với mức từ 562 - 565 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân ở Bangkok cho biết gạo Thái Lan đang vấp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ có giá thấp hơn. Một thương nhân khác cho hay thị trường đang chờ đợi những thay đổi trong chính sách về gạo của Ấn Độ trong những tháng tới.
Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ tăng do đồng rupee mạnh lên, dù nhu cầu từ người mua ở châu Á và châu Phi vẫn yếu. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức từ 530 - 536 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức từ 528 - 534 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân ở Mumbai cho biết đồng rupee mạnh đang đẩy giá gạo lên. Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%. Động thái này diễn ra giữa bối cảnh lượng gạo tồn kho tại Ấn Độ gia tăng, trong khi nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới. Chính phủ Ấn Độ cũng thông báo giảm thuế xuất khẩu đối với gạo lứt xuống còn 10%. Mức giảm này có hiệu lực ngay lập tức. Đối với thuế xuất khẩu gạo trắng, Chính phủ Ấn Độ đã giảm xuống mức 0%, nhưng chưa làm rõ liệu các thương nhân tư nhân có được phép xuất khẩu không, hay giao dịch sẽ bị giới hạn trong các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ. Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định dỡ bỏ mức giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu, nhằm hỗ trợ hàng ngàn nông dân đang phàn nàn về việc không tiếp cận được các thị trường xuất khẩu màu mỡ như châu Âu, Trung Đông và Mỹ. Còn tại Bangladesh, giá gạo trong nước đã tăng trở lại trong tuần này. Một số thương nhân cho rằng sự gia tăng này là do nguồn cung bị gián đoạn do lũ lụt hồi đầu tháng. Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch ngày 27/9, giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ đã chạm mức cao nhất trong hai tháng, do lo ngại về thiệt hại đối với vụ mùa và cơ sở hạ tầng ở khu vực Bờ Vịnh Mexico của Mỹ, sau khi cơn bão Helene đổ bộ. Giá ngô kỳ hạn cũng tăng, trong khi giá lúa mỳ kỳ hạn giảm do áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp ở Biển Đen. Trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago, giá đậu tương giao tháng 11/2024 tăng 24,75 xu Mỹ lên 10,6575 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt mức 10,6950 USD/bushel, mức cao nhất của hợp đồng này kể từ ngày 26/7. Giá ngô tăng 4,25 xu Mỹ lên 4,18 USD/bushel, trong khi giá lúa mỳ giao tháng 12/2024 giảm 4,25 xu Mỹ xuống 5,80 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg) Trong bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, công ty công nghệ vũ trụ Maxar cho biết, những cơn mưa trên diện rộng do ảnh hưởng của bão được dự đoán sẽ làm chậm quá trình thu hoạch đậu tương và ngô ở phía nam vùng Trung Tây và vùng đồng bằng phía Bắc trong vài ngày tới. Tuy nhiên, hoạt động thu hoạch ở những nơi khác trong "vựa ngô" của Mỹ được dự đoán vẫn diễn ra nhộn nhịp. Trong khi đó, thị trường lúa mỳ vẫn chịu áp lực khi nguồn cung của Nga tiếp tục chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trong khi doanh số bán lúa mỳ của Mỹ tụt lại phía sau trong báo cáo mới nhất. Thị trường cà phê thế giới cho thấy, giá cà phê thế giới ngày 27/9 giảm mạnh sau chuỗi bốn ngày tăng liên tiếp. Giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 trên sàn London giảm 45 USD, hay 0,81%, xuống 5.482 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 1/2025 giảm 39 USD, hay 4,16%, xuống 5.203 USD/tấn. Còn trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 4,75 xu Mỹ, hay 1,73%, xuống 269,15 xu/lb, và kỳ hạn giao tháng 3/2025 giảm 4,85 xu, hay 1,78%, xuống 266,90 xu/lb. (1 lb = 0,4535 kg) Nguyên nhân chính đẩy giá cà phê tăng cao trong thời gian qua là do thời tiết cực đoan tác động tiêu cực đến triển vọng nguồn cung tại các quốc gia sản xuất chủ chốt. Sau 4 ngày tăng, thị trường có nhịp điều chỉnh là điều được dự báo trước. Theo dự báo của hãng tư vấn Hedgepoint, sản lượng cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục thiếu hụt năm thứ tư liên tiếp, do tình trạng khô hạn kéo dài khiến sản lượng của Brazil (Bra-xin) và Việt Nam suy giảm. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá cà phê giảm nhẹ về khoảng 121.300 - 122.500 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, ba huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà đang giao dịch cà phê cùng mức 121.300 đồng/kg.
Sao chép thành công