Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,
Thu hồi hơn 22.000 tỷ đồng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:07:10 07/10/2024
theo đường link
https://kinhtedothi.vn/thu-hoi-hon-22-000-ty-dong-trong-cac-vu-an-hinh-su-ve-tham-nhung-kinh-te.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hồng Thái Chia sẻ Kinhtedothi - Theo Bộ Tư pháp, cơ quan chức năng đã thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng. Ngày 7/10, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ về công tác tư pháp quý III/2024. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì họp báo. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý thông tin tại họp báo Đã thi hành xong gần 622.000 việc và hơn 117.349 tỷ đồng Theo báo cáo tại buổi họp báo, trong quý III/2024, Bộ Tư pháp đã triển khai toàn diện, đầy đủ và đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Trong đó, công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay. Cơ quan chức năng đã thi hành xong gần 622.000 việc, tăng gần 46.000 việc so với cùng kỳ 2023. Về tiền, thi hành xong hơn 117.349 tỷ đồng, tăng gần 28.000 tỷ so với cùng kỳ. Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng. Về kết quả thi hành án hành chính, Bộ Tư pháp cho hay, trong 12 tháng năm 2024, tổng số bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính có nội dung phải thi hành là 1.973 bản án, tăng 599 bản án so với cùng kỳ năm 2023. Số bản án tòa án đã ra quyết định buộc thi hành án hành chính là 652 bản án. Theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước đã thi hành xong 896/1.973 bản án, quyết định (tăng 314 bản án, quyết định so với cùng kỳ năm 2023); số bản án bị hủy, hoãn, tạm đình chỉ thi hành: 11 bản án; số bản án đang tiếp tục thi hành là 1.066 bản án, chủ yếu các bản án mới phát sinh trong năm 2023 - 2024. Trong thời gian từ nay đến hết quý IV/2024, Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức, thi hành các vụ án, vụ việc lớn, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; chỉ đạo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2024 và giao chỉ tiêu thi hành án năm 2025. Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ về công tác tư pháp quý III/2024 Xây dựng nhiều dự án Luật quan trọng Bộ Tư pháp đã trình 3/3 văn bản, đề án theo Chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, ổn định, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Bộ đang tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8; xây dựng Luật Thi hành án dân sự, đề nghị xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi). Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định đối với 06 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và 48 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Từ ngày 22/6/2024 đến 23/9/2024). Rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành rà soát đối với các VBQPPL với trọng tâm là: “rà soát, xử lý các vướng mắc có tính chất cấp bách tại một số luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô” theo đúng tinh thần tại các nghị quyết của Chính phủ. Trên cơ sở các báo cáo rà soát của Bộ Tư pháp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng 3 dự án luật sửa đổi, bổ sung 12 luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực, giải quyết, khắc phục các điểm nghẽn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống của nhân dân. Hiện nay, 3 dự án luật này đã đang được các bộ xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình một kỳ họp (tháng 10/2024).