Báo Tài nguyên & Môi trường,

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: Đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gây ra

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 21:06:54 18/09/2024 theo đường link https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-truong-bo-nn-ptnt-nguyen-hoang-hiep-dam-bao-an-toan-han-che-thiet-hai-do-ap-thap-nhiet-doi-gay-ra-380223.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thúy Nhi
Chiều 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với một số Bộ ngành và 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Bình đến Bình Định về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai về tổng hợp công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới cho thấy, về tàu thuyền, tính đến 11h00’ ngày 18/9, đã kiểm đếm, hướng dẫn 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động chủ động di chuyển vòng tránh. Trong đó, 75 tàu/618 người hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa (Nghệ An 10 tàu/40 người, Đà Nẵng 33 tàu/399 người; Quảng Nam 01 tàu/07 người; Quảng Ngãi 27 tàu/148 người; Phú Yên 04 tàu/24 người). Không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm; các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh. Tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 0h00 ngày 19/9/2024.
Về nuôi trồng hải sản, tính đến 13h00 ngày 18/9, khu vực ven biển, trên biển các tỉnh, thành phố từ Ninh Bình đến Bình Định hiện có 80.024 ha, 22.152 lồng, bè, 684 chòi canh nuôi thuỷ sản và 83 ngư dân.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Về tình hình hồ chứa, đê điều, trong đó hồ thủy điện ở Bắc Trung Bộ có 09 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng từ 20-693m3/s trở lên; Nam Trung Bộ các hồ vận hành bình thường, không điều tiết qua tràn; Hồ chứa thủy lợi ở Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ chứa, dung tích đạt 46-75% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ chứa đang thi công; Nam Trung Bộ có 517 hồ chứa, dung tích ở mức thấp đạt 30-57% dung tích thiết kết; hiện có 36 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ chứa đang thi công. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Ninh Bình đến Bình Định hiện có 39 trọng điểm (Ninh Bình 03; Thanh Hóa 01; Hà Tĩnh 05; Quảng Bình 10; Quảng Trị 05; Thừa Thiên Huế 08; Đà Nẵng 03; Quảng Nam 01; Quảng Ngãi 03); có 01 công trình đang thi công dở dang (Thừa Thiên Huế 01).
Về sản xuất nông nghiệp, các tỉnh Bắc Trung Bộ, diện tích lúa hè thu chưa thu hoạch còn 12.000ha, 113.000ha lúa mùa đang giai đoạn chín sáp - chín sữa, chuẩn bị thu hoạch. Các tỉnh Nam Trung Bộ, còn lại 19.000ha lúa hè thu đang chuẩn bị thu hoạch; 25.000ha lúa mùa chín sáp chuẩn bị thu hoạch.
Về công tác chỉ đạo, ứng phó, ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 chỉ đạo các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà tập trung ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 16/9/2024 đề nghị các Bộ ngành, địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận triển khai ứng phó với ATNĐ gần biển Đông; Các Bộ Quốc phòng, Công an, Công Thương, Giao thông vận tải đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động ứng phó với bão; Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cung cấp sớm các bản tin dự báo ATNĐ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó; Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tăng cường công tác trực ban 24/24; tham mưu chỉ đạo, triển khai ứng phó với ATNĐ.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia báo cáo tại cuộc họp
Các địa phương đã ban hành công điện chỉ đạo; tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và triển khai ứng phó với ATNĐ; Chỉ đạo ngành thuỷ sản, chính quyền địa phương phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức thông tin, kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh; Rà soát phương án ứng phó với tình huống bão đổ bộ vào đất liền trong đó tập trung phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ sản xuất; TP Đà Nẵng đã cho học sinh nghỉ học từ chiều 18/9 đến ngày 19/9.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, lúc 13h ngày 18/9/2024, áp thấp đã ở trên khu vực phía Đông quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 530km về phía Đông. Trong 6h tới di chuyển theo hướng Tây tốc độ 15km/h.
Gió mạnh trên biển, từ chiều tối nay (18/9): Vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) gió cấp 6-7, sóng 2,0-4,0m. Ngày và đêm mai 19/9, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
gần sáng 19/9 ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam gió mạnh dần lên cấp 5, có nơi cấp 6, giật 8. Từ trưa và chiều đến đêm 19/9 ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam gió mạnh 6-7, gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, với lượng mưa dự báo đến 100-300mm, có nơi trên 500mm nguy cơ rất cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; Quảng Trị-Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng: 200-300mm, có nơi trên 600mm thời gian mưa từ sáng sớm 18-19/9; Quảng Bình, Hà Tĩnh: 150-300mm, có nơi trên 500mm. Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi: 70-150mm, có nơi trên 200mm.
Bắc và giữa Biển Đông 3-5m; Ngoài khơi Trung Bộ 3-5m; Vùng biển ven bờ: Nghệ An-Quảng Ngãi 2-4,5m: Nghệ An- Hà Tĩnh 2-3m; Quảng Bình- Huế 3-4,5m; Đà Năng-Quảng Ngãi 2-4m.
Vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ) sẽ chịu tác động của tổ hợp triều cao, nước dâng do bão và sóng lớn nên nguy cơ ngập ở vùng trũng/thấp ven biển, ven sông, khu neo đậu tàu/thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản và sạt lở bờ biển, nhất là vào thời điểm nửa đêm và trưa các ngày 18 và 19 tháng 9.
Trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam khả năng xuất hiện lũ, biên độ lũ lên tại thượng lưu các sông từ 3-7m; Thượng nguồn sông Mã, sông Bưởi (Thanh Hóa), thượng lưu sông Cả (Nghệ An) lên mức báo động (BĐ) 1-BĐ2 và trên BĐ2; ; đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên mức BĐ2-BĐ3; hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông La (Hà Tĩnh) ở mức BĐ1; hạ lưu sông Cả (Nghệ An) lên trên mức BĐ1; Sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam lên mức báo động BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; riêng các sông nhỏ ở Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng lên mức BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, các đô thị, thành phố và các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam…
Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các địa phương đã chủ động lập các đoàn kiểm tra khu vực bến thuyền, hồ, đập, lập các phương án ứng phó, huy động các lực lượng, phương tiện, vật tư, sẵn sàng ứng phó với tình huống thiên tai xảy ra…
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện áp thấp đang di chuyển chậm nên rất lo lắng bão có thể nạp thêm năng lượng. Các mô hình dự báo đều thống nhất, nếu bão số 4 có hình thành thì cũng không lớn về cường độ, gió giật cấp 10 là cùng nhưng quan ngại nhất là gây mưa khá lớn, tập trung vào Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, một phần Quảng Ngãi. Do đó, từ bài học của bão số 3, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan. Các tỉnh thành cần kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào bờ, khu tránh trú neo đậu an toàn, đặc biệt lưu ý các tàu vận tải cỡ nhỏ, cỡ trung bình.
Thứ trưởng cho rằng, điều đáng lo ngại nhất lúc này là khả năng ngập lụt cao, đặc biệt là khu vực đô thị, do đó, các địa phương cần sẵn sàng giải pháp ứng phó với ngập lụt, chủ động thu hoạch ngay diện tích lúa trên đồng. Đồng thời, rà soát các hồ chứa, đặc biệt là các hồ thủy điện, tuân thủ nghiêm quy trình vận hành, có kế hoạch ứng phó ngay từ thời điểm hiện tại. Các địa phương phải tập trung các giải pháp chỉ đạo, huy động tối đa các lực lượng đảm bảo 4 tại chỗ nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại.
Sao chép thành công