Nội dung liên quan Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành: Không chủ quan trước tình hình mưa lớn do ATNĐ/bão gây ra
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:15:32 19/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-truong-bo-tn-mt-le-cong-thanh-khong-chu-quan-truoc-tinh-hinh-mua-lon-do-atnd-bao-gay-ra-380260.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Khánh Ly (TN&MT) - Tại cuộc họp tối 18/9 về công tác dự báo tác động của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chỉ đạo cơ quan khí tượng thủy văn ngoài bản tin ATNĐ/bão cần phải chú trọng hơn nữa các bản tin mưa lớn có thể xảy ra. Thứ trưởng nhấn mạnh, vùng mây dông của ATNĐ/bão rất rộng lớn và bất kỳ nơi nào trong vùng mây đó cũng có thể gây dông, lốc, mưa lớn cục bộ. Điển hình là ngày hôm nay, ATNĐ/bão còn cách bờ 400 – 500km nhưng Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã có mưa rất to. Dù cường độ ATNĐ/bão không lớn nhưng các cơ quan phòng chống thiên tai không thể chủ quan. Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp tối 18/9, tại trụ sở Tổng cục Khí tượng thủy văn Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, đến 21h tối nay, vị trí tâm ATNĐ ở vào 17.0 độ Vĩ Bắc; 111.2 độ Kinh Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 330km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, trong ngày hôm nay, ở khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to; khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 7h đến 20h ngày 18/9 có nơi trên 200mm như: Thanh Mai (Nghệ An) 225.6mm, Trà My (Quảng Nam) 308.6mm, Lộc An (Thừa Thiên Huế) 242.6mm, Hương Trà (Quảng Ngãi) 242mm, Hòa Bắc (Đà Nẵng) 238.2mm… Về diễn biến ATNĐ, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, trong khoảng 12 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Khả năng tâm bão đi vào khu vực Quảng Bình – Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia chia sẻ về tác động của ATNĐ/bão đến Việt Nam Về gió mạnh trên biển, dự báo ngày và đêm mai 19/9: Từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6 - 7, sóng biển cao 2 - 4m. Vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 3 - 5m, biển động mạnh. Trên đất liền, từ gần sáng mai, ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam gió mạnh dần lên cấp 5, có nơi cấp 6, giật 8. Từ trưa và chiều đến đêm mai, vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam gió mạnh 6-7, gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 (trọng tâm là Quảng Bình, Quảng Trị); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7. Về mưa lớn, từ đêm nay đến hết đêm mai 19/9, dự báo các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm, gây nguy cơ rất cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Trọng tâm mưa là khu vực các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Ông Hưởng lưu ý các địa phương này cần đề phòng mưa cường suất lớn trong thời gian ngắn. Những nơi mưa ít hơn là Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi với lượng mưa từ 70 - 150mm, có nơi trên 200mm. Các Đài KTTV khu vực và Đài KTTV địa phương tham dự trực tuyến Vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ) sẽ chịu tác động của tổ hợp triều cao, nước dâng do bão và sóng lớn nên nguy cơ ngập ở vùng trũng/thấp ven biển, ven sông, khu neo đậu tàu/thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản và sạt lở bờ biển. Trên các sông ở khu vực Trung Bộ nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, các đô thị, thành phố và các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam. Do ảnh hưởng của mưa lớn, nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi, trung du các tỉnh Trung Trung Bộ. Cơ quan KTTV đã thống kê, cảnh báo nguy cơ tại 80 xã, phường với trên 200 điểm, gửi đến thường trực ban chỉ huy phòng chống thiên tai các địa phương. Nhiều khả năng các điểm nguy cơ sạt lở sẽ còn tăng lên theo diễn biến thiên tai thời gian tới. Các đại biểu phát biểu tại cuộc họp Tại cuộc họp, PGS. TS Phạm Thị Thanh Ngà, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu cho rằng, chưa xuất hiện yếu tố khiến cường độ bão mạnh hơn so với dữ báo. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vùng mưa có thể dịch chuyển lên khu vực Bắc Bộ, nơi vẫn đang phải khắc phục hậu quả của bão số 3 vừa qua. Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Quản lý Tài nguyên nước, Trung tâm Hải văn cũng thông tin thêm về tình hình hồ chứa khu vực Trung Bộ, dự báo và đánh giá nguy cơ nước dâng, sóng đối với khu vực ven biển. Các Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ chia sẻ về các đối tượng, khu vực có thể chịu tác động từ ATNĐ/bão, công tác cập nhật thông tin dự báo cho ban chỉ huy phòng chống thiên tai các địa phương nhằm chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. Theo lãnh đạo Trung tâm Mạng lưới KTTV Quốc gia, mạng lưới hiện vẫn hoạt động ổn định và Trung tâm đã chuẩn bị cho các sự cố có thể xả ra trong thời gian ATNĐ/bão tác động đến nước ta. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh, trong 2 tuần qua, liên tục đã có các cơn bão ảnh hưởng đến nhiều nước, thậm chí là siêu bão vào Việt Nam, ngập lụt nghiêm trọng tại Trung Âu... Điều này thể hiện tác động của biến đổi khí hậu trong năm 2024 là hết sức khắc nghiệt và sâu rộng, đúng như cảnh báo của Tổ chức Khí tượng thế giới. Bởi vậy, cơ quan KTTV của Việt Nam cần hết sức lưu ý công tác cảnh báo thiên tai trong những tháng cuối năm. Về cơn ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, Thứ trưởng đặc biệt lưu ý cần tránh tâm lý chủ quan. Dự báo bão có cường độ cấp 8 trong khi trước đó, miền Bắc vừa phải ứng phó với siêu bão rất mạnh. Công tác dự báo, truyền thông tới cơ quan phòng chống thiên tai và cộng đồng cần nhìn rộng ra những tác động của mưa lớn, dông, lốc trong vùng mây hoàn lưu bão. Mưa lớn có thể xảy ra ở phía Bắc của ATNĐ và phía Nam là khu vực Tây Nguyên khi kết hợp gió mùa Tây Nam. "Hình thế thời tiết này các đồng chí đã phân tích rồi và ảnh hưởng không phải chỉ từ giờ đến cuối tuần, mà có thể còn sang tuần sau" - Thứ trưởng nêu rõ và đề nghị các đơn vị KTTV hết sức lưu ý vấn đề này khi cảnh báo tới địa phương. Bên cạnh đó, cần hết sức cẩn trọng vì ATNĐ/bão có thể đổi hướng. Trước đó, dự báo quỹ đạo di chuyển khả năng sẽ phức tạp nhưng đến nay chưa xảy ra yếu tố phức tạp ấy. Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị liên quan rà soát những hồ chứa xung yếu ở những vùng dự báo mưa lớn. Tổng cục Khí tượng thủy văn chỉ đạo cơ quan chuyên môn cung cấp bản tin cho địa phương để họ chủ động thông tin rộng rãi đến từng người dân. Đặc biệt, cần cảnh báo cụ thể cho địa phương về tình trạng ngập úng đô thị có thể gây thiệt hại về tài sản và người. Cùng ảnh hưởng của cả dải mây rộng, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục KTTV chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hết hết sức lưu ý và cảnh báo mưa, sạt lở, lũ quét ở Tây Nguyên và lũ ở sông Mê Công. nhiều năm qua, ĐBSCL chỉ có lũ thấp. Năm nay, lũ cao hơn chút thôi nhưng vẫn phải đề phòng rủi ro. Thứ trưởng cũng động viên các cán bộ KTTV đã rất nỗ lực theo dõi bão, mưa lũ trong suốt thời gian qua và chúc các cán bộ tiếp tục "chân cứng, đá mềm", cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời để giảm thiểu nhỏ nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.