Nội dung liên quan Tỉnh Bình Dương, Tin Trong Nước

Báo Giao Thông - Tin tức 24h qua, Tin nóng mới nhất hôm nay,

Thủ tướng: Bình Dương cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 17:16:08 26/09/2024 theo đường link https://www.baogiaothong.vn/thu-tuong-binh-duong-can-day-manh-dau-tu-ha-tang-chien-luoc-nhat-la-ha-tang-giao-thong-192240926152330091.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngày 26/9, Bình Dương tổ chức công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những đột phá của Bình Dương và yêu cầu tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông.
Cần đẩy mạnh đầu tư giao thông Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những đột phá của Bình Dương trong gần 30 năm hình thành và phát triển. Từ vùng đất nông nghiệp, Bình Dương đã phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, thu hút hàng ngàn nhà đầu tư FDI, tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.
Nói về chiến lược quy hoạch tỉnh Bình Dương, Thủ tướng đánh giá công tác chuẩn bị chu đáo, tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn.
Thủ tướng hoan nghênh Bình Dương trong xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh năng động, hiệu quả; xã hội hài hòa, nhân văn và bền vững; chính quyền kiến tạo…
Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Dương tiên phong kết nối nền kinh tế với vùng, khu vực, quốc gia, quốc tế. Tiên phong xanh hóa, số hóa nền kinh tế, chủ động phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...
Khi đã có quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương khẩn trương triển khai hiệu quả, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Đồng thời điều phối, quản lý hiệu quả, bảo đảm liên kết, thống nhất và phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn.
Tỉnh cần khai thác tối đa nguồn lực, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bình Dương phổ biến rộng rãi để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện và thụ hưởng những thành quả từ quy hoạch với tinh thần: "Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân thụ hưởng".
Toàn cảnh hội nghị.
Đến 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Báo cáo với hội nghị, ông Mai Hùng Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho biết, quy hoạch tỉnh Bình Dương lần này là thành quả của cả một quá trình nỗ lực, cố gắng, đầu tư rất nhiều công sức, tâm huyết, trí tuệ tập thể.
Quy hoạch của tỉnh đã bám sát quy hoạch quốc gia, lấy Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 154/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, tập trung xây dựng quy hoạch dựa trên 6 trụ cột phát triển với 37 nhiệm vụ, 5 chiến lược tích hợp và phát triển theo mô hình cấu trúc: một trụ cột phát triển, hai hành lang sinh thái, ba vành đai liên kết, bốn trung tâm động lực và năm phân vùng phát triển.
Theo quy hoạch, Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á. Dẫn đầu về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững.
Thủ tướng tham quan triển lãm điện và năng lượng 2024 và triển lãm tự động hóa Việt Nam 2024 ở trung tâm triển lãm quốc tế WTC Expo Bình Dương.
Tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại, phát triển bền vững, và là điểm đến ưa chuộng của các doanh nghiệp toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ công nghiệp.
Quy hoạch này cũng nhấn mạnh đến liên kết hợp tác phát triển vùng. Theo đó, Bình Dương sẽ phối hợp với các chương trình phát triển của quốc gia và vùng Đông Nam Bộ, mở rộng các kết nối về giao thông, khoa học công nghệ, và nguồn nhân lực.
Tỉnh sẽ tập trung vào việc mở rộng các kết nối giao thông tới cảng biển, cảng hàng không quốc tế và cửa khẩu quốc tế, tạo động lực cho sự chuyển đổi hệ sinh thái phát triển kiểu mới. Đặc biệt là các kết nối tới cảng biển Cái Mép Thị Vải, Cần Giờ, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Tây Ninh, Hoa Lư - Bình Phước.
Sao chép thành công