Nội dung liên quan Trung Quốc, Tin Quốc Tế

Báo điện tử Tiền Phong,

Thủ tướng: Dự án đường sắt tốc độ cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 13:08:40 05/10/2024 theo đường link https://tienphong.vn/thu-tuong-du-an-duong-sat-toc-do-cao-co-y-nghia-quan-trong-doi-voi-su-phat-trien-post1679383.tpo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước. Do đó, quá trình thực hiện cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt.
Sáng 5/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Hoà Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Nhật Bắc)
Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước
Bộ GTVT đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD
Đây là những việc lớn và quan trọng, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm".
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung trí tuệ, thời gian, công sức xây dựng dự án tiếp tục trình cấp có thẩm quyền, đặc biệt nghiên cứu, đề xuất, làm rõ về huy động nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án.
Thường trực Chính phủ họp cho ý kiến đối với dự án đường sắt tốc độ cao và các dự án đường sắt kết nối.
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.
Bộ GTVT đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD
Toàn tuyến được thiết kế với tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM).
Dự án đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Về lộ trình, Bộ GTVT cho biết, dự kiến cuối năm 2027 sẽ khởi công đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh - Nha Trang năm 2028-2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.
Về nguồn vốn làm đường sắt tốc độ cao , Bộ GTVT kiến nghị áp dụng hình thức đầu tư công, từ ngân sách Trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc. Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.
Đối với các tuyến đường sắt kết nối, Bộ GTVT, các bộ, cơ quan liên quan đang tích cực nghiên cứu các phương án, thúc đẩy hợp tác triển khai ba tuyến đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc, gồm tuyến: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội; Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Toàn tuyến được thiết kế với tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM).
Sao chép thành công